“ Từ ngày bỏ phố lên rừng – sống chung Mường, Mán ốc thành mai liên”
Về Sài gòn ,tình cờ gặp lại những người bạn cũ ,nhìn Ốc một hồi, anh cười tủm tĩm và đọc câu thơ trên , vừa giận vừa buồn ,Ốc gượng cười : “ Mai liên thì …kệ Miên lai . miễn sao chồng vợ ngày ngày bên nhau , không như …cau đã mất trầu, có người rầu rỉ giải sầu bằng bia ” , nhìn mặt anh bạn chợt tối sầm , Ốc thấy ân hận quá , nên giã lã : “ Má anh sao rồi, Bác có khỏe không ? năm nay chắc Bác cũng gần 90 tuổi rồi ?”- “ Bà già 85 tuổi rồi , bà thì vẫn khỏe , chỉ có anh là khỗ sở thôi ” – “?????” Nghe anh than van , kể lể về bệnh gut của mình , về nổi nhọc nhằn khó khăn của ông già gần 70 tuổi,một mình chăm sóc mẹ già gần 90 tuổi – từ ngày bị té gảy xương đùi đến nay đã hơn một năm , bà vẫn không đi được, khi anh nói : “ Bạn bè ai cũng nói anh vô phước …” Nhỏ Kim Loan ngắt lời : “ anh đừng nói vậy , phải nói là anh có phước hơn mọi người ở đây khi còn có mẹ để mà chăm sóc ” – “ không, anh nói anh vô phước vì không có anh chị em , chỉ một mẹ một con”
Nghe anh kể về việc tìm nơi gởi mẹ nhưng không được, các cơ sở nhận nuôi người già đều từ chối vì mẹ anh còn thân nhân , Ốc làm tài lanh , gọi điện thoại hỏi thăm những người bạn cùng tham gia công tác từ thiện chung với mình, nghe chị Tư So giới thiệu chùa Lâm Quang ở Quận 8 là nơi các chị vẫn tài trợ ,Ốc, Kim Loan,Mai Thu và Phương Anh cùng đưa anh đến đó,Thoạt tiên các Ni cô niềm nở mời đón , nhưng nghe mục đich của nhóm là gởi người thân , các Ni cô từ chối thẳng thừng : “ Ở đây chỉ nhận nuôi các cụ lang thang không có thân nhân, hoặc bị con cháu hắt hủi , còn chuyện đóng tiền hàng tháng cho Bà, nhà chùa không cần ” , khi nghe tên những nhà tài trợ giới thiệu , Ni cô nói : “ Chùa đông lắm rồi, không còn chổ nữa , chờ có ai chết , nhà chùa sẽ cho hay , hoặc là các cô đến chùa Ngọc Quang ở Phường 15 cũng trên Q 8 ” , cả bọn ngở ngàng nhìn nhau, cám ơn nhà chùa và từ giã ra về ,Kim Loan nói : “Sao em có cảm giác lạnh lẽo và vô tình quá ” Ốc nói lén : “ Có lẽ họ bất bình khi thấy một người mẹ bị từ chối ” .\
Đã gần 13 giờ , P.Anh từ giã về trước để đi làm ,Ốc ngao ngán “ Thôi thì tiển Phật tiển đến tây phương, mình cùng nhau đến chùa Ngọc Quang đi ”
Đi nhưng Ốc không một chút hy vọng , đến Chùa cảm giác mát , khỏe và thư thái vô cùng , chùa nhỏ hơn , nghèo hơn so với Chùa Lâm Quang nhưng thấy thân thiện ,Thay vì 3,4 cụ bà ngồi xin tiền của khách thập phương như ở Chùa Lâm Quang , ở đây chúng tôi gặp cô bé ,chú bé mặt áo nâu của nhà chùa ,tóc để 3 vá chắp tay vái chào ( Sau này Ốc mới biết đó là những trẻ mồ côi ,bị bỏ rơi được nhà chùa nuôi dưỡng) , Ốc và Kim Loan quỳ trước tượng Phật Quan Âm ,cầu xin cho cụ Bà được nhận vào chùa .
Trò chuyện với Sư Bà , vẽ hiền lành , phúc hậu của người tu hành làm bọn Ốc thấy mình nhỏ bé và thân thiện với nhà chùa nhiều hơn , để cho Anh trao đổi với Sư Bà , Kim Loan rủ Ốc : Mình ra cám ơn Phật Bà đi , hồi nảy em cầu xin Phật bà giúp cho đứa con từ chối mẹ được toại nguyện .
Trong khi chờ đợi anh Út về chở mẹ đến ,Mai Thu cũng ra về vì nhà có chuyện , Ốc và Kim Loan đi thăm nơi các cụ ở , thấy một cụ bà giống y như mẹ mình , Kim Loan ôm bà vừa hôn vừa khóc , nghe cay xè mắt , nhưng ốc cũng cố dằn và an ủi bạn : “ Không phái má đâu em ơi ”. Ra ngoài ,K.Loan nói : “ Nhà chùa chăm sóc người già kỷ quá, em hôn Bà mà thấy thơm lắm ”. Xuống nhà bếp thấy một thanh niên khoảng hơn 30 tuổi đang lui cui nấu một nồi chè to đùng ,em cười thân thiện với hai đứa và nói “ con nấu chè cho mấy bà ăn ” - “ Con có thân nhân ở đây không ” . – “ Dạ không , con ở tuốt dưới Bình Chánh , có lần đi với bạn bè tới đây, thấy thương quá, nên con hay mua đồ đến nấu chè, nấu bánh canh cho các cụ ăn ” Quí hóa thay những tấm lòng vàng !
Gần 18 giờ , hai đứa mới đến bến xe buýt về biên hòa, cả hai mệt nhoài , ốc cười “Mình đã làm điều thiện hay điều ác vậy em ” Suy nghỉ một lúc ,K Loan mới trả lời : “ em sợ là …ác đó chị ơi ” . Các bạn thân thiết của Ốc ơi xin cho Ốc biết đó là Thiện hay Ác . và có ai cùng tham gia với Ốc trong những lần viếng Chùa sau này không ?
Hạnh Ốc Gạo (phu nhân của Đổ Hữu Long)
No comments:
Post a Comment