Chuyện Ngắn


Cách viết đúng dấu hỏi ngã


Mục lục
Contents
1. Bước th nht: B du tiếng Hán Vit  2
1.1. Dùng Lut “Mình Là Dân Việt Nam” đđánh du ngã tHán Vit  2
1.2. Cách nhn ra t Hán Vit  6
2. Bước th hai: Bỏ dấu tiếng nôm     7
2.1. Nhớ các ch nôm thường dùng viết bng du ngã   7
2.2. Dùng Lut hài thanh để bỏ dấu tiếng nôm     7
2.2.1. Tiếng nôm gc Hán (t ch Tàu mà ra)  8
2.2.2. Tiếng nôm thun Vit (không phi t ch Tàu)  9
3. Bước th ba: B du hi cho tiếng du nhp t Âu Tây   12


Bn có th download bài ny ti:   http://sdrv.ms/14esSY3



Người miền trung và miền nam thường viết sai chính tả vì không phát âm dấu ngã được. Bài này tóm tắt các quy tắc cần biết để giúp bạn viết đúng dấu hỏi ngã.
Trong tiếng Việt có hơn phân nửa là tiếng Hán Việt. Tiếng Hán Việt là tiếng Tàu (chữ Hán) đọc theo âm Việt, thí dụ như kinh tế, chính trị, phong thủy v.v… Lên trung học ta mới học nhiều tiếng Hán Việt, còn dưới tiểu học ta học tiếng nước ta nhiều hơn, thí dụ như tai, mắt, mũi, miệng, chó, mèo, gà, vịt, gió, mưa v.v.. Những tiếng này gọi là tiếng Nôm do chữ Nam (Việt Nam) đọc trại ra, có nghĩa là tiếng chính cống của người Việt trước khi người Tàu qua xâm chiếm.
Ngoài ra sau khi tiếp xúc với người Pháp ta có sơ mi, cà vạt, xà bông (xà phòng), bơ, phô mai (phó mát) …; với người Mỹ ta có ti vi …
Trong tiếng Việt, tiếng thanh hỏi nhiều hơn tiếng thanh ngã. Vậy muốn bỏ dấu hỏi ngã cho đúng, ta chú ý học các chữ có thanh ngã cho đỡ mất công. Những tiếng còn lại, ta viết bằng dấu hỏi.

1.    Bước th nht: B du tiếng Hán Vit

1.1.       Dùng Lut “Mình Là Dân Việt Nam” đđánh du ngã tHán Vit

Trước hết, ta xét tiếng đó có phải là tiếng Hán Việt không. Tiếng Hán Việt thường được dùng trong từ ngữ liên quan tới học thuật như trong lãnh vực triết học, chính trị, khoa học, kinh tế v.v… Tên nước, họ người ta cũng dùng tiếng Hán Việt như Mễ Tây Cơ, Thụy Sĩ, Nguyễn, Đỗ, Lữ v.v…
 Tiếng nào mà bạn thấy thường thường đi đôi với nhau, ít dùng riêng rẽ và có vẻ khó hiểu thì đó là tiếng Hán Việt.
Thí dụ những tiếng sau đây là tiếng Hán Việt: dân chủ, cộng hòa, vũ trụ, tiêu chuẩn.
Thông thường tiếng Hán Việt đi đôi (2 chữ), nhưng cũng có khi đứng riêng (1 chữ) như đảng (chính đảng, đảng phái) hay dài 3 chữ như nhân sinh quan, kết hợp 2 từ: nhân sinh + quan niệm.

Luật MLDVN (Mình Là Dân Việt Nam) đánh dấu ngã từ Hán Việt




Dù mình dùng chữ Hán Việt, dù người Tàu muốn đồng hóa mình nhưng mình không phải dân Tàu, mình nên nhớ:
"Mình Là Dân Việt Nam"

Tiếng Hán Việt bắt đầu bằng các chữ M, L, D, V và N (các chữ đầu của câu trên) đều viết bằng dấu ngã.


Các tiếng Hán Việt khác viết bằng dấu hỏi.

Thí dụ:
a)     Tiếng bắt đầu bằng các chữ M, L, D, V, N viết bằng dấu ngã:
Mẫu hạm, hiền mẫu, Mỹ quốc (nước Mỹ), Mễ Tây Cơ, lữ hành, lãnh đạm, dĩ vãng, dã man, dĩ hòa vi quí, vĩ đại, vĩnh viễn, ngẫu nhiên, ý nghĩa, Nguyễn Huệ.

Ngoại lệ: Chỉ có một chữ Hán bắt đầu bằng N mà viết dấu hỏi là chữ Ngải, như trong ngải cứu, bùa ngải, ngậm ngải tìm trầm. Còn các chữ Ngãi viết bằng dấu ngã (theo đúng luật trên) là do chữ Nghĩa đọc trại ra. Thí dụ: Tỉnh Quảng Ngãi (đúng ra là Quảng Nghĩa), nhân tình nhân ngãi (nhân nghĩa).  

b)     Tiếng Hán Việt bắt đầu bằng các chữ khác viết bằng dấu hỏi:
nh hưởng, biểu thị, hải cảng, khủng bố, khủng hoảng, khả năng, tư tưởng, Bỉ quốc (nước Bỉ) …

Ngoại lệ: Có những từ Hán Việt không bắt đầu bằng M, L, D, V, N nhưng viết dấu ngã như những từ trong bảng sau đây. Các bạn so sánh các từ đó với các từ Hán Việt viết bằng dấu hỏi để tùy theo ý nghĩa mà bỏ dấu. Tôi cũng viết thêm các tiếng nôm đồng âm vào cho dễ hiểu mặc dù tiếng nôm không theo luật dấu ngã cho từ Hán Việt.

No.
Từ ngữ
Đúng luật: Từ Hán Việt bắt đầu khác chữ M, L, D, V, N cho nên viết dấu hỏi.
Ngoại lệ: Từ Hán Việt bắt đầu khác M, L, D, V, N nhưng phải viết dấu ngã. Hãy nhớ các ngoại lệ sau đây:
1
Bải và bãi
Bải: (Nôm) bải hoải, chối bai bải
Bãi
1.  Bãi chức , bãi khóa
2.  (Nôm) Chỗ rộng và dài như bãi biển, bãi cát, bãi cỏ
2
Bảo và bão
Bảo:
1.  Quý: bảo kiếm, bảo vật, gia bảo
2.  Giữ, che chở: bảo an, bảo chứng, bảo đảm, bảo hoàng, bảo hiểm
3.  (Nôm) Chỉ dạy, biểu: chỉ bảo, dạy bảo, răn bảo, khuyên bảo
Bão:
1.  Ẵm bồng: hoài bão, bão hòa
2.  (Nôm) Bão lụt, bão tố, mưa bão
3
Bỉ và bĩ
Bỉ:
1.   Người khác: Tri bỉ tri kỷ bách chiến bách thắng
2.   Khinh bỉ
3.   Nước Bỉ
Bĩ: Vận xấu: Bĩ cực thái lai. Nước nhà gặp cơn bĩ, trách nhiệm gái trai chung.
4
Cưỡng
Không có chữ Cưởng
Cưỡng:
1.  Ép buộc: cưỡng bức, miễn cưỡng
2.  (Nôm) con chim cưỡng
5
Cửu và cữu
Cửu:
1.  Số 9: cửu chương, sông Cửu Long
2.  Lâu: vĩnh cửu, trường cửu.
Cữu: Quan tài: linh cữu.
6
Đãi
Không có chữ Đải
Đãi :
1.  Đối xử: đãi bôi, bạc đãi, biệt đãi, chiêu đãi, trọng đãi, ưu đãi
2.  (Nôm) Sàng để gạn lọc: đãi sạn, đãi cát tìm vàng
7
Đảng và đãng
Đảng: phe, bọn như đảng cướp, đảng phái, đảng viên, bè đảng, chính đảng, phe đảng
Đãng: Lêu lổng, phóng túng: dâm đãng, phóng đãng, du đãng (còn băng đảng viết dấu hỏi vì băng (tiếng Pháp bande): nhóm người; đảng: bọn, bè phái), đãng trí, lơ đãng
8
Để và đễ
Để:
1.   Đáy: triệt để, đáo để (nghĩa đen là tới đáy) quá quắt trong đối xử, không chịu nhường nhịn ai. Thí dụ: con bé ấy đáo để lắm.
2.   Đại để, để kháng
3.   (Nôm) Chỉ mục đích: để viết đúng hỏi ngã
4.   (Nôm) Đặt: đặt để, để trên bàn, để dành, để ý
Đễ : Kính nhường như hiếu đễ
9
Đỉnh và đĩnh
Đỉnh:
1.   Cái vạc 3 chân: Miếng đỉnh chung
2.   Đỉnh cao, tuyệt đỉnh
3.   (Nôm) Chút đỉnh
Đĩnh: Tiềm thủy đĩnh
10
Đổ và đỗ
Đổ: (Nôm) đổ bể, đổ nhào, đổ lỗi, đổ máu, đổ vỡ
Đỗ:
1.  Chim đỗ quyên, chim cuốc (Anh: cuckoo) mà Bà Huyện Thanh Quan gọi là con quốc quốc: Nhớ nước đau lòng con quốc quốc. Còn Nguyễn Du có câu: Khúc đâu êm ái xuân tình, Ấy hồn Thục đế hay mình Đỗ Quyên (Kiều).
2.  Họ Đỗ như Đỗ Thọ, Đỗ Phủ.
     Họ người cũng theo luật dấu ngã cho từ Hán Việt vì ta lấy chữ Tàu làm họ. Họ của người VN ta đều viết dấu ngã: Nguyễn, Doãn, Đỗ, Lữ (Lã), Mã, Vũ (Võ).
     Họ của người Tàu cũng theo luật này nên Khổng Khâu (Khổng Tử) viết dấu hỏi.
3. (Nôm) Nam nói đậu, Bắc gọi đỗ: Tôi thi đậu (thi đỗ) mừng quá bèn đậu xe (đỗ xe) lại mua gói xôi đậu (xôi đỗ). 
11
Hải và hãi
Hải: biển: hải cảng, hàng hải
Hãi: Sợ sệt: kinh hãi

12
Hãm
Không có chữ Hảm
Hãm: Làm hại, phá hoại: giam hãm, hãm hiếp, hãm thành
13
Hãn
Không có chữ Hản
Hãn:
1.  Ít có: hãn hữu
2.  Dữ tợn: hung hãn
3.  Mồ hôi: công lao hãn mã
4.  Thành Cát Tư Hãn
14
Hảnh và hãnh
Hảnh: (Nôm) hé mở: trời hảnh nắng
Hãnh: Hãnh diện, kiêu hãnh

15
Hoãn
Không có chữ Hoản
Hoãn: Chậm, thong thả: trì hoãn, hoãn đãi, hoãn binh
16
Hổ và hỗ
Hổ: con cọp như mãnh hổ
Hỗ: Lẫn nhau: hỗ trợ: giúp nhau; hỗ tương: lẫn nhau
17
Hổn và hỗn
Hổn: (Nôm) thở hổn hển
Hỗn:
1.     Lộn xộn: hỗn hợp, hỗn độn
2.     (Nôm) Vô lễ, xấc láo: hỗn láo, hỗn xược, đừng có hỗn nha mậy!
18
Huyễn
Không có chữ Huyển
Huyễn: Hoa mắt: huyễn hoặc
19
Hữu
Không có chữ Hửu
Hữu:
1.  Có: hữu dụng, hữu duyên, hữu hạn
2.  Bên tay mặt: tả hữu, hữu ngạn, hữu phái, cực hữu
3.  Bạn bè: ái hữu, bằng hữu, hữu nghị
20
Kỷ và kỹ
 Kỷ:
1.  Thân mình: ích kỷ, tự kỷ, tri kỷ, vị kỷ
2.  Phép tắc bắt buộc: kỷ luật, kỷ cương
3.  Chỉ thời gian: kỷ niệm, kỷ nguyên, thế kỷ, Kỷ Sửu
4.  Ghế ngồi, mâm nhỏ: ghế trường kỷ, kỷ trà
Kỹ:
1.  Nghề: kỹ nghệ, kỹ sư, kỹ thuật, kỹ xảo
2.  Gái điếm: kỹ nữ, ca kỹ
3.  Mất nhiều công: kỹ càng, kỹ lưỡng, nhìn kỹ, ăn no ngủ kỹ
21
Phẩn và phẫn
Phẩn: (Nôm) cứt: phẩn bò, phẩn heo
Phẫn: Phẫn nộ, phẫn uất
22
Phẫu
Không có chữ Phẩu
Phẫu: Giải phẫu
23
Quẩn và quẫn
Quẩn: (Nôm)
1. đi lòng vòng, không xa: loanh quanh lẩn quẩn, quanh quẩn, gà què ăn quẩn cối xay
2. rối rắm: nghĩ quẩn
Quẫn: Khốn đốn: khốn quẫn , quẫn bách, quẫn trí
24
Quỷ và quỹ
Quỉ, quỷ: ma quỷ, quỷ sứ,quỷ thần, ác quỷ, quỷ kế, quỷ quái, quỷ quyệt
Quĩ, quỹ :
1.  Quầy tiền: công quỹ, gây quỹ, ký quỹ, nạp quỹ, ngân quỹ, sung quỹ, thủ quỹ
2.  Vết bánh xe: quỹ tích, quỹ đạo
25
Sỉ và sĩ
Sỉ:
1.  Xấu hổ: sỉ nhục, sỉ vả, liêm sỉ
2.  (Nôm) Buôn bán lớn: mua sỉ bán lẻ, giá sỉ
Sĩ :
1.  Học trò: bác sĩ, cư sĩ, nghệ sĩ, nữ sĩ, thi sĩ, tiến sĩ, văn sĩ
2.  Binh lính: sĩ quan, binh sĩ, chiến sĩ
26
Suyển và suyễn
Suyển: (Nôm) suy suyển
Suyễn:  Bệnh suyễn
27
Tể và tễ
Tể: Tể tướng, chúa tể, đồ tể
Tễ: Thuốc huờn (tròn): thuốc tễ.
28
Tiễn
Không có chữ Tiển
Tiễn:
1.  Đưa lên đường: tiễn biệt, tiễn chân, tiễn đưa
2.  Mũi tên: hoả tiễn
29
Tiểu và tiễu
Tiểu: Nhỏ: tiểu bang, tiểu đội
Tiễu: Dẹp, trừ:  tiễu trừ, tuần tiễu.
30
Tỉnh và tĩnh
Tỉnh:
1.  Không mê, hiểu rõ như tỉnh ngộ, bất tỉnh nhơn sự
2.  Tỉnh Đồng Nai, tỉnh Cần Thơ
Tĩnh: Im lặng: bình tĩnh, tĩnh dưỡng, tĩnh mịch
31
Thuẫn
Không có chữ Thuẩn
Thuẫn: Cái khiên: mâu thuẫn, hậu thuẫn
32
Thủng và thũng
Thủng: (Nôm) Lủng, rách: chọc thủng, đâm thủng, lỗ thủng
Thũng: Sưng lên: phù thũng
33
Trải và trãi
Trải: (Nôm)
1.  Từng biết qua: trải mùi đời, từng trải
2.  Mở rộng: trải chiếu, trải thảm, trang trải, trống trải
Trãi: Nguyễn Trãi phò vua Lê Lợi
34
Trẫm
Không có chữ Trẩm
Trẫm: Tiếng vua tự xưng
35
Trĩ
Không có chữ Trỉ
Trĩ:
1.  Con chim trĩ
2.  Ấu trĩ (còn nhỏ)
3.  Bịnh trĩ
36
Trữ
Không có chữ Trử
Tr: Cha: lưu tr, tàng tr, tích tr, trữ tình
37
Tuẫn
Không có chữ Tuẩn
Tuẫn: Liều chết: tuẫn tiết, tuẫn nạn
38
Xả và xã
Xả:
1.  Bỏ, buông ra: xả thân cứu quốc, hỉ xả (vui lòng từ bỏ)
2.  (Từ Hán ra Nôm) Buông thả, mở ra: xả hơi, xả tang, bỏ tóc xả, xả hết tốc lực, xả xúp bắp, chơi xả láng
3.  (Nôm) mưa xối xả, xong xả
Xã:
1.  Thần đất: sơn hà xã tắc
2.  Nhiều nhà họp lại: thị xã, làng xã, xã trưởng, ông xã, bà xã
3.  Nhiều người họp lại: xã hội, xã giao


Luật trên cũng áp dụng cho cả từ Hán Việt có 2 chữ có âm hỏi và ngã như biểu diễn, biểu ngữ, cổ võ …

1.2.       Cách nhn ra t Hán Vit

 

 

 

 

 

Hỏi:
Tôi không biết từ nào là từ Hán Việt, từ nào là từ nôm. Có cách nào để nhận ra từ Hán Việt không?
Đáp:
Có nhiều từ Hán Việt được dùng hằng ngày trong đời sống như ông, bà, ba, má, sách, cải lương, vọng cổ làm ta tưởng chúng là tiếng nôm nên khó phân biệt.
Ta nhận ra từ Hán Việt (HV) vì chúng có những đặc tính sau đây.
1.     Những từ mang ý nghĩa trừu tượng chỉ các khái niệm thuộc các lãnh vực triết học, tôn giáo, kinh tế, chính trị, văn học như hỏa ngục, tứ khổ, dân chủ, lãng mạn, cổ điển v.v…
2.     Những từ mang sắc thái trang nghiêm, cổ kính.
Khán giả (HV): người xem; đào tẩu (HV): chạy trốn; hỏa tiễn (HV): tên lửa.
Ta làm như sau để nhận ra chúng.
1.     Dịch thử từng tiếng một ra tiếng nôm.
sơn = núi, hà = sông, sơn hà = núi sông; phi = bay, cơ = máy, phi cơ = máy bay; hỏa = lửa, xa = xe, hỏa xa = xe lửa, tiễn = tên, hỏa tiễn = tên lửa …
Nếu dịch được thì tiếng gốc là tiếng Hán Việt.

2.     Tra chúng trong Từ điển Hán Việt (sách in) hoặc tìm trong Từ điển Hán Việt trên Internet.
Tới đây chắc có bạn than: “Trời đất, quỉ thần ơi! Sao mà khó quá vầy nè!”
Trời đất là tiếng nôm, quỉ thần là tiếng Hán Việt. Nếu không phân biệt được chữ nôm và chữ Hán Việt thì chỉ có cách tra từ điển mà thôi.

2.    Bước th hai: Bỏ dấu tiếng nôm

Nếu từ đó không phải là Hán Việt thì đó là tiếng nôm. Ta bỏ dấu tiếng nôm theo Luật hài thanh.

2.1.       Nhớ các ch nôm thường dùng viết bng du ngã

Trước khi nói luật này luật nọ, chúng ta nên nhớ những tiếng thường gặp sau đây viết bằng dấu ngã.
đã (đã rồi), sẽ (mai sẽ đi), cũng (cũng thế), vẫn (vẫn thế), mãi (mãi mãi), mỗi (mỗi người), những (những kẻ), hãy (hãy làm), hễ (hễ nói là làm), hỡi (hỡi ai), giữa (chính giữa), (có mới nới cũ), đỡ (giúp đỡ, đỡ đói, đỡ khổ), chỗ (chỗ ở), gỗ (khúc gỗ) …
và các chữ nào mà các bạn thường dùng.

2.2.       Dùng Lut hài thanh để bỏ dấu tiếng nôm

Theo hình thức ta có thể chia từ ngữ tiếng nôm ra làm 3 loại:
1. Từ đơn (đi, đứng, nằm, ngồi; trời, mây, sông, biển): có 1 chữ
2. Từ ghép (bàn ghế, núi sông, nhà cửa…): ghép 2 chữ có ý nghĩa khác nhau thành một từ
3. Từ láy (dễ dàng, dò dẫm, rầu rĩ, thẫn thờ, bẽn lẽn …): lặp đi lặp lại phụ âm đầu hay lặp lại vần mà trong đó một chữ có ý nghĩa còn chữ kia không có nghĩa.
   Thí dụ:
       dễ dàng: dễ có nghĩa còn dàng không có nghĩa chỉ là tiếng đệm cho êm tai.
   Thí dụ các từ láy:
    - lặp lại phụ âm đầu
      Bé bỏng, bóng bẩy, gắt gỏng, khỏe khoắn, mát mẻ, trắng trẻo, đủng đỉnh, vớ vẩn, vu vơ.   
    - lặp lại vần
      Bẽn lẽn (vần ẽn), bủn rủn (vần ủn), lảm nhảm, lẩm cẩm, lủng củng.

Chú ý:  Đừng lẫn lộn từ láy với từ ghép vì có khi chúng trông giống nhau.
Thí dụ: Mềm mại là từ láy vì chữ mại đứng riêng không có nghĩa.
                          Mềm mỏng không phải là từ láy vì chữ mỏng có nghĩa không dày; đó là từ ghép.

Về thanh âm, tiếng Việt có 6 thanh, chia ra làm 2 nhóm:
1.     Thanh bổng như bay bổng lên cao, gồm các thanh: ngang (không dấu) - sắc - hỏi.
2.     Thanh trầm chìm xuống, như trầm mình dưới nước, gồm các thanh: huyền - nặng - ngã.
Ông Nguyễn Đình tìm ra quy luật giữa các thanh trên (năm 1939), rồi được ông Lê Ngọc Trụ phát triển thành Luật bổng trầm (năm 1943) mà ở đây ta gọi là Luật hài thanh (hài hòa thanh âm) như sau:

Chữ Không dấu hay dấu Sắc, dấu Hỏi (thanh bổng) thường đi chung với chữ dấu Hỏi.
Thí dụ: nghỉ ngơi, vẻ vang.
Chữ dấu Huyền hay dấu Nặng, dấu Ngã (thanh trầm) thường đi chung với chữ dấu Ngã.
Thí dụ: nghĩ ngợi, vẽ vời.
Để nhớ luật hài thanh, ta hãy học thuộc 2 câu:
Không, sắc, hỏi
Huyền, nặng, ngã
Có 2 câu thơ sau để nhớ luật trên.
"Nàng Huyền (`) mang Nặng (.) Ngã (~) đau
Anh Không ( ) Sắc (') thuốc Hỏi (?) đau chỗ nào".
(Trong câu 1 có Huyền, nặng, ngã; câu 2 có Không, sắc, hỏi)
Áp dụng luật này ta tìm cách viết đúng dấu hỏi ngã cho chữ nôm trong các trường hợp sau đây.

2.2.1.   Tiếng nôm gc Hán (t ch Tàu mà ra)


Có nhiều chữ nôm do chữ Tàu mà ra như Gả (gả con gái) do chữ Giá (xuất giá tòng phu), chữ Chữ (chữ viết) do chữ Tự (văn tự, tự điển) mà ra.

Theo luật hài thanh:
Không, sắc, hỏi: viết Hỏi 
Huyền, nặng, ngã: viết Ngã
Vì giá (dấu sắc)    nên    gả (dấu hỏi) : (Không dấu hay dấu sắc thì viết dấu Hỏi)
Vì tự (dấu nặng)   nên    chữ (dấu ngã) : (Dấu huyền hay dấu nặng thì viết dấu Ngã)

Nếu ta biết nguồn gốc chữ Hán của chữ nôm nào thì ta có thể viết đúng hỏi, ngã cho chữ nôm đó.
Tuy nhiên có vài ngoại lệ như những chữ sau đây:lý ra lẽ; miếu ra miễu; ngưỡng ra ngẩng (ngửng, ngửa).

Xin kể ra vài tiếng nôm có gốc Hán tự:

Nôm
Hán Việt
Ý nghĩa
Luật hài thanh
cựu
xưa
huyền, nặng, ngã
cỡi
kỵ
kỵ mã: cỡi ngựa
huyền, nặng, ngã
cữ
kỵ
kỵ: kiêng cữ
huyền, nặng, ngã
chữ
tự
chữ như văn tự. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
huyền, nặng, ngã
dễ
dị
giản dị: dễ dàng, dễ ợt, dễ dãi
huyền, nặng, ngã
dỗ
dụ
dụ dỗ
huyền, nặng, ngã
gả
giá
xuất giá tòng phu
không, sắc, hỏi
gởi
sinh ký tử quy: sống gởi thác về
không, sắc, hỏi
hãng
hàng
ngân hàng: hãng (tiền) bạc
huyền, nặng, ngã
lẽ
1. Hỏi cho ra lý lẽ. Lẽ nào?
2. Chú ý: Vợ lẽ (vợ bé) cũng viết dấu ngã. Có lẽ mới đầu người ta nói vợ lẻ (dư ra, không đủ đôi như trong chẵn lẻ), sau đó người ta nói trại ra dấu ngã. Hiện tượng này cũng thấy trong đậu hủ bị phát âm sai ra đậu hũ. (Nặng, hỏi biến ra nặng, ngã)
Ngoại lệ của Không, sắc, hỏi
lẻ
linh
một trăm linh một = 101
không, sắc, hỏi
miễu
miếu
Miễu thờ Thành hoàng.
Ngoại lệ của Không, sắc, hỏi
mũ, mão
mạo
mạo từ (article) le, la,les (Pháp) hay the, a, an (Anh) là tiếng đội mũ (nón) cho danh từ.
huyền, nặng, ngã
ngẩng (ngửng, ngửa)
ngưỡng
Ngẩng đầu.
Ngoại lệ của Huyền, nặng, ngã
rể
tế
nghĩa tế là con rể.
Rễ cây viết dấu ngã.
không, sắc, hỏi
thỏ
thố
Ngọc thố (con thỏ ngọc trên cung trăng), Xích thố (con ngựa của Quan Vân Trường chạy mau như con thỏ đỏ)
không, sắc, hỏi
thử
thí
thí nghiệm
không, sắc, hỏi


2.2.2.   Tiếng nôm thun Vit (không phi t ch Tàu)


Ta áp dụng Luật hài thanh (Huyền, nặng, ngã) để viết dấu ngã cho các từ láy như:
ầm ã, ầm ĩ, ẫm ờ, õng ẹo, ồn ã, ỡm ờ, ưỡn ẹo, bẽ bàng, cãi cọ, chễm chệ, cũ kỹ, dễ dàng, dựa dẫm, dọa dẫm, dò dẫm, đằng đẵng, đẫy đà, đẹp đẽ, gạ gẫm, gần gũi, giãy giụa, gọn ghẽ, hậu hĩ, hậu hĩnh, hờ hững, hợm hĩnh, kẽo kẹt, kệch cỡm, khập khễnh, khập khiễng, kĩu kịt, lạc lõng, ngặt nghẽo, ngạo nghễ, nghễu nghện, ngộ nghĩnh, ngỡ ngàng, nghĩ ngợi, ngỗ nghịch, nhẹ nhõm, nhễ nhại, nõn nà, nũng nịu, phè phỡn, phũ phàng, quạnh quẽ, rầu rĩ, rầm rĩ, rõ ràng, rờ rẫm, sàm sỡ, sặc sỡ, sẵn sàng, sỗ sàng, sững sờ, sừng sững, suồng sã, tập tễnh, thõng thượt, thờ thẫn, thừa thãi, tròn trĩnh, tục tĩu, vặt vãnh, vẫy vùng, vững vàng, xoàng xĩnh  v.v…

Ngoại lệ:
Các chữ sau đây là tiếng láy không theo luật hài thanh.
Bền bỉ, gọn lỏn, hẳn hòi, hồ hởi, khe khẽ, lòn lỏi, luồn lỏi, lẳng lặng, mình mẩy, ngoan ngoãn, nhỏ nhặt, nông nỗi, phỉnh phờ, se sẽ, sừng sỏ, sửng sờ, trơ trẽn …
Ta phải nhớ các từ:
Không theo luật hài thanh (không, sắc, hỏi): Nông nỗi. (Nỗi là nỗi niềm nên viết dấu ngã)
Không theo luật hài thanh (huyền, nặng, ngã): Bền bỉ, gọn lỏn, hồ hởi, mình mẩy, phỉnh phờ, sửng sờ.
Còn các tiếng sau đây tôi dùng mẹo riêng của tôi về nguồn gốc của các tiếng nôm để nhớ các ngoại lệ trên mặc dù lý luận có đôi khi gượng ép.
Hẳn hòi:
Đúng ra là hẳn hoi (đúng luật hài thanh). Sau này biến âm hoi ra hòi.

Khe khẽ, se sẽ:
Nghĩa chính là khẽ, sẽ như nói khẽ, đánh sẽ (không gây tiếng động). Sau đó thêm tiếng đệm không dấu phía trước (khe, se) nên tiếng chính “khẽ, sẽ” không thay đổi dấu ngã. Bắt chước dạng thức này ngoan ngoan trở thành ngoan ngoãn mặc dù ngoan mới có nghĩa.

Lẳng lặng:
Có lẽ người ta bắt chước Nguyễn Du: Bốn phương phẳng lặng, hai kinh vững vàng (Kiều) nên âm “ẳng ặng” trong phẳng lặng được dùng trong lẳng lặng.

Nhỏ nhặt:
Thoạt đầu có lẽ người ta nói nhỏ vặt. Vặt là nhỏ như nói chuyện vặt. Đây là từ ghép nên không theo luật hài thanh.
Sau đó vì có tiếng Lặt vặt là nhỏ nhoi, không đáng kể, nên người ta nói nhỏ lặt vặt, rồi vì lặt rau giống như nhặt rau nên nói trại ra nhỏ “nhặt” vặt. Cuối cùng ra nhỏ nhặt.

Sừng sỏ:
Sừng: tiếng sừng đi đôi với sỏ trong tiếng Sừng sỏ mới có nghĩa muốn gây lộn.
Sỏ tiếng Việt xưa là cái đầu như sỏ lợn là đầu heo. Tên cầm đầu làm bậy là tên đầu sỏ. Ta liên tưởng chữ sỏ dùng trong sừng sỏ là tên anh chị sừng sỏ mà viết dấu hỏi.

Trơ trẽn:
Trơ: Không biết hổ thẹn, mắc cỡ trước sự chê bai của người khác. Người trơ không biết thẹn.
Trẽn: Hồi mới bắt đầu sáng chế chữ quốc ngữ để truyền đạo, các giáo sĩ viết Đức chúa blời (trời). Ta suy ra bẽn lẽn hồi xưa nói nhanh là blẽn rồi ra trẽn nghĩa là mắc cỡ. Trơ trẽn: trơ ra (không biết) trẽn (mắc cỡ).


Còn các tiếng sau đây về hình thức trông giống như tiếng láy nhưng không theo luật hài thanh vì chúng không phải là tiếng láy.

1. Tiếng ghép: không theo luật hài thanh
Từ ghép (mỗi chữ đều có ý nghĩa riêng) chớ không phải từ láy nên không theo luật hài thanh:
Kiêng cữ, sửa chữa, lú lẫn, đầy đủ, mồ mả, rảnh rỗi (rỗi do chữ rồi: làm xong rồi nên có thì giờ), tỏ rõ, mỏi mệt, sành sỏi, sửa soạn, mòn mỏi, lý lẽ, dở lỡ, nhỏ nhẹ, giãy nảy, ngã ngửa, nhểu nhão, ủ rũ (ủ ê + rũ rượi) v.v...

Sau đây là vài từ mà tôi gán cho nó là từ ghép (cả 2 chữ đều có nghĩa) nên không theo luật hài thanh.

Láng lẫy:
Thoạt đầu có chữ lộng lẫy, lừng lẫy (theo luật hài thanh) trong đó chữ lẫy được hiểu theo nghĩa tốt đẹp như lộng lẫy là đẹp đẽ, lừng lẫy là vang lừng ai cũng biết. Sau đó có lẽ người ta lấy chữ lẫy ghép vào chữ láng (trơn tru) để tạo ra tiếng mới với hàm ý lẫy là tốt đẹp nên láng lẫy không theo luật hài thanh.

Lòn lỏi hay luồn lỏi:
Lòn: luồn chui phía dưới; lỏi: riêng biệt như Xấu đều hơn tốt lỏi. Lòn lỏi là chui một mình.

Nài nỉ:
Nài: cầu xin thiết tha; Nỉ: nói tỉ tê như nỉ non.

Niềm nở:
Niềm do Hán Việt “niệm” nghĩa là tâm trạng, nở là dang rộng để chào đón như hoa nở. Niềm nở là mở rộng tấm lòng.

Ranh mãnh:
Ranh là đứa con đẻ ra không nuôi được và theo mê tín, lại lộn lại làm con như: Đồ con ranh, con lộn. Do đó ranh có nghĩa tinh quái. Mãnh là người chưa có vợ mà đã chết như ông mãnh, ma mãnh.

Trụi lủi (trọi lỏi):
Trụi là trơ trọi. Lủi là đơn độc như lủi thủi một mình.

Ve vãn:
Tiếng Việt hồi xưa: Ve là tán gái, vãn là mua lòng.

Vỏn vẹn:
Vỏn do chữ Hán Việt “bổn” là gốc, “vốn”. Vẹn là đầy đủ như vẹn toàn. Vỏn vẹn là “vốn” có bao nhiêu đó mà thôi. Vỏn cùng dấu hỏi với “bổn” hay từ dấu sắc của “vốn” biến ra.




2. Tiếng Hán Việt: không theo luật hài thanh
Áo não, ảo não, quỉ quyệt (dối trá), lam lũ (lam: áo không viền, lũ: áo rách; lam lũ chỉ nghèo hèn) là Hán Việt chớ không phải tiếng nôm nên không theo luật hài thanh mà theo luật bỏ dấu ngã cho từ Hán Việt.

3. Tiếng miền nam: không theo luật hài thanh
Tiếng người nam hay nói mà người bắc ít dùng thì viết dấu hỏi vì người nam không nói được dấu ngã.
Thí dụ:
chàng hảng, ngồi chồm hổm (ngồi xổm), chò hỏ, chằm bẳm, chìm nghỉm, chèo bẻo, nhảy đồng đổng, thèo lẻo (lắm chuyện), rẻ rề, hoài hủy, xài xể, xí xọn xảnh xẹ, ỉu xìu v.v…
(Chú ý: Viết dấu hỏi cho tiếng miền nam trừ 2 từ: mắc cỡ, cái miễu phải viết dấu ngã.)

Các từ sau đây cũng viết dấu hỏi vì là cách nói đặc biệt của người trung, người nam:
Ổng (ông ấy), bả (bà ấy), ảnh (anh ấy), chỉ (chị ấy), ở trỏng (ở trong ấy), ở bển (ở bên ấy) …

Thực hành:
1. Từ gồm 2 chữ có vẻ như láy
- Xét coi nó có phải là Hán Việt như quỉ quyệt, lam lũ không. Số này rất ít. Ta dùng luật bỏ dấu ngã cho từ Hán Việt.
- Xét coi có phải là từ ghép hay không. Số này rất nhiều. Nếu là từ ghép thì ta phải viết đúng hỏi ngã cho từng tiếng đơn trong từ ghép đó chớ không dùng luật hài thanh được. Thí dụ: lú lẫn, sửa chữa.
- Xét coi có phải là tiếng miền nam như thèo lẻo, xài xể không. Từ miền nam viết dấu hỏi.
- Nếu không phải từ Hán Việt, từ ghép, từ miền nam thì ta áp dụng luật hài thanh để đánh dấu nhưng nhớ trừ mấy chữ ngoại lệ.
2. Từ chỉ có 1 chữ
Muốn viết đúng dấu hỏi ngã trong từ đơn tiếng Việt, ta thử ghép thêm một từ nữa để tạo ra từ láy, sau đó dùng luật hài thanh để tìm dấu hỏi hay dấu ngã.
Thí dụ:
1. Muốn biết chữ Nghỉ / Nghĩ? (ngưng làm việc) viết dấu hỏi hay ngã ta ghép chữ “ngơi” rồi theo luật hài thanh trong từ “nghỉ ngơi” mà viết dấu hỏi.
2. Muốn biết chữ Nghỉ / Nghĩ? (dùng đầu óc để suy xét) viết dấu hỏi hay ngã ta ghép chữ “ngợi” rồi theo luật hài thanh trong từ “nghĩ ngợi” mà viết dấu ngã.
Nếu không tìm được chữ đệm để ghép vào cho có cặp thì chỉ còn cách … tra từ điển.

3.    Bước th ba: B du hi cho tiếng du nhp t Âu Tây

Xe hủ lô (xe ống cán do tiếng Pháp rouleau), cái mỏ lết (tiếng Pháp clé à molette), mỏa (moi), lủy (lui), đi rỏn (ronde), sở cẩm (commissaire de police), làm cỏ vê (corvée) ….



Kết luận:
Ta nhớ lại vài ngoại lệ trong khi theo luật bỏ dấu ngã để viết từ Hán Việt, theo luật hài thanh để viết từ nôm thì có thể viết dấu hỏi ngã đúng hơn. Tuy nhiên vấn đề là hiện nay ta ít học Hán văn nên khó phân biệt chữ Hán Việt với chữ thuần nôm. Thêm vào đó, không phải tiếng nôm nào cũng có trong từ lặp láy do đó ta cần để ý ghi vào sổ tay chữ nào hay gặp để viết cho hoàn hảo. Đối với người miền nam viết sai hỏi ngã cũng không gặp khó khăn gì trong khi giao tiếp nhưng viết đúng là góp phần vào việc xây dựng chữ quốc ngữ.

Ẩn-E (sưu tầm/hiệu đính) Khoá 5 NQ




TUI VÀ NÓ

NHỮNG NGÀY ĐI HỌC


Trời mưa. Nó mặc áo mưa đi bộ lên nhà tui. Tui chờ nó vì biết thế nào nó cũng lọt tọt tới. Tui đèo nó trên chiếc xe đạp cuộc, hai đứa đi lang thang dưới cơn mưa của bầu trời Biên Hòa. Ghé xe bò viên trước Biên Hùng ăn bò viên xong, tạt qua xe nước mía uống nước mía cho mát.

Nhà tui cách nhà nó 500 thước. Mỗi ngày đi học nó lên nhà tui, tui chở nó đi học. Ra về tui chở nó về. Suốt năm đệ lục, đệ ngũ 4 tui làm tài xế cho nó. Năm đệ tứ 4, tui có Honda. Tui chở nó bằng Honda. Nhưng năm tứ 4 là năm đáng ghi nhớ với tui và nó. Nó chơi với thằng Cang chuyển trường từ Tân Uyên xuống, tui bang qua chơi với Phạm đình Trọng, Hồ xuân Nghiêm, Trần trung Thu: băng học hành tứ 4. Tụi tui bắt đầu biết suy nghỉ về thân phận đất nước, bắt đầu đọc sách Phạm công Thiện, Bùi Giáng và ngồi quán cà phê Tuyệt ở đường Trịnh hoài Đức nhả khói thuốc để suy tư về cuộc đời. Còn nó vẫn còn khoái ăn bò viên và uống nước mía.


Tui bắt đầu hút thuốc vào năm 15 tuổi và coi Playboy cũng vào tuổi nầy. Có lần đưa nó một điếu Salem, nó bập bập vài hơi rồi sặc sụa, nước mắt nước mũi chảy lòng thòng như con nít.


15 tuổi, tuổi dậy thì. Những biến chuyển về tâm sinh lý làm tui bắt đầu để ý đến đám con gái học Ngô Quyền. Nhà tui đâu vách với cô Nguyễn thị Ngọc Bích, lớp tứ 2. Thấy cô nầy ngồ ngộ, tui bèn xách cái máy chụp hình chờ cô đi học về chụp một pô để làm kỷ niệm. Đi học về, rán đạp xe về trước để sửa soạn đồ nghề chụp hình nàng.  Nó làm phụ tá cho tui. Sau nầy nhắc lại, nó cằn nhằn "Hổng ăn cái giải gì hết mà bắt tao phải về sớm để chụp hình nó, không được ăn bò viên và uống nước mía."

Nó nói đúng. Hổng ăn cái giải gì hết.

Nó hễ thấy con gái là đỏ mặt. Hút thuốc thì sặc sụa mà ăn bò viên với uống nước mía thì khoái. Nói theo Nguyễn Văn Thạnh ở Montreal thi tui phát triển sớm, nó phát triển chậm.

Nó học võ Thiếu Lâm. Tui theo nó. Ngặt vì cái chổ dạy võ có vài đứa con gái cứ nhìn lén mà tụi tui phải mặc xà lỏn đỏ để tập. Tui mắc cở bỏ tập. Nó kiên trì. Sau này nó trở thành vô địch Đông Nam Á, một ngôi sao sáng trong làng võ Bắc Phái Thiếu Lâm Tự, con gà nòi của Tổng Cục Quyền Thuật Việt Nam. 

Đi đâu tui cũng dắt nó theo như gạc đờ co.

Lên Tân Ba, xuống Cù Lao, chỗ nào có tui là có nó. Nó với tui như bóng với hình. Tui nói gì nó nghe đó. Không bàn cải, không thắc mắc. Nó như vậy đó.

Ngày chọn ban, tui ban B, bổng dưng nó xé lẻ qua ban A. Tui nói "bộ mày khùng sao mà mầy qua ban A. Con trai phải đi ban B chớ." Nó kiên quyết xé lẻ qua ban A. Sau nầy nghe nó nói là bạn bè kháo nhau là thằng Nguyễn chí Đức đi ban nào là nó đi ban đó vì nó cọp-dê thằng Chí Đức.  Nguyễn chí Đức đi ban B cho nên nó phải qua ban A để chứng minh với bạn bè là nó không có cọp-dê Chí Đức chớ nó học ban nào cũng vậy thôi.





Tiệm sửa xe của Nguyễn chí Đức


Tui Tam B1, nó Tam A1, đôi ngã chia ly,  "thôi là hết anh đi đường anh, tình đôi mình chỉ có thế thôi." Nó học buổi sáng, tui buổi chiều; nó buổi chiều, tui buổi sáng.

Nhưng không như vậy mà tụi tui không ngó ngàng gì đến nhau. Mỗi lần gặp nó ngoài đường là tui dơ tay "Ê, đi ăn bò viên" hoặc "Đi ăn nem nướng Hồng Hoa ở chợ Đồn." là nó tháp tùng theo liền.

Năm Tam B1 tui có yêu một con nhỏ học chung lớp.  Năm lớp 12, lấy tiền ba má bao nàng đi ăn ở nhà hàng Hạnh Phước, tui rủ nó theo.  Nó biết mối tình tụi tui từ đó. Sau nầy tui thường nói với nó "Hồi nhỏ lấy tiền cha mẹ bao gái ăn. Lớn lên làm ra tiền dẩn vợ đi ăn. Gái và vợ cũng chỉ là một con." Nó cười.

Hết trung học, tui lò mò ghi danh Đại Học Đà Lạt. Thành phố thơ mộng. Cứ mỗi sáng chủ nhựt là thấy mấy anh Võ Bị oai phong lẫm liệt trong bộ đồ đại lể đi với mấy em Couvent hoặc Bùi thị Xuân. Phở Bằng với cà phê Tùng làm Đà Lạt thêm lãng mạn.

Nhưng tui vẫn thấy thiếu một cái gì. A, thì ra thiếu nó. Học hành gì mà một tháng tui về Biên Hoà 2 lần. Nhớ nhà quá. Đi xa Biên Hòa quá. Cũng tại mình. Đại Học Sài Gòn gần xịt mà không chịu ghi tên mà lại ghi tên cái đại học xa vời vợi. Học chổ nào mà chẳng được.

Tui bèn đèo nó lên Đà Lạt bằng xe đò Minh Trung. Đêm 24 Noel, ăn reveillon với gia đình một người bạn mới với nó. Có nó tui thấy ấm lòng. Hôm sau đi tới nhà một người bạn gái mới, nó nói chuyện tùm lum, lưu loát, chọc cười thiên hạ. Thiên hạ khoái nó nói chuyện, còn tui không biết nói cái gi. Muốn nói chuyện như nó mà không được. Nó nói chuyện có duyên, con gái khoái nó kể chuyện trên trời dưới đất, còn tui thì câm như hến.

Rồi tui rời Đà Lạt về Biên Hòa để sửa soạn đi Nhựt. Tui mê cái xứ Hoa Anh Đào nầy từ khi còn nhỏ. Mấy cô gái Nhựt trong bộ Kimono làm hồn tui xao xuyến.  Giấc mơ của tui khi còn nhỏ là "Ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhựt." Buổi tối trước khi lên đường, nó đem đến cho tui cái áo choàng (coat) dầy của Hải Quân vì nó biết bên Nhựt lạnh. Tui nói cám ơn nó, bắt tay nó thiệt chặt, vỗ vai nó và hẹn nó năm sau gặp nhau ở Nhựt.

Ước mơ của tui là xong trung học nó qua Nhựt với tui. Giấy tờ ghi danh học tiếng Nhựt tui đã sửa soạn sẳn cho nó. Rồi ta lại gặp ta.

Đùng một cái. Mùa hè đỏ lửa. Nó hết hạn tuổi nộp đơn đi du học. Tui ở bên Nhựt chới với. Thôi rồi, đôi ngã chia ly một lần nữa.  Tới năm 75 thì lần này chắc là " Thôi chia ly từ đây. Như Vương Phi xa Đường Minh." Tui và nó bặt tin nhau.

Buổi sáng thức dậy,  bưu điện đưa cái điện tín có vỏn vẹn 4 chữ " Má Ang mất rồi." Tên người gởi là nó. Ở bên bờ đại dương xa xôi, nhìn về Việt Nam nhớ má, nhớ nó mà nước mắt tuôn tràn.

Ngày tui về Việt Nam thăm gia đình có nó ra tận phi trường Tân Sơn Nhứt đón. Nó chững chạc ra. Tướng tá cao lớn, đẹp trai ra chớ không còn là 'nhi đồng cứu quốc' như xưa. Ăn nói từ tốn. Nhưng cái tinh nghịch trong ánh mắt ngày xưa vẫn vậy, không thay đổi. Tay bắt mặt mừng. Tui ôm nó, nắm tay nó, vỗ vai nó mà lòng như mở hội. Nó đây rồi.

Suốt 1 tuần lễ ở Việt Nam tui không ăn cơm nhà. Nó chở tui đi khắp phố phường Biên Hòa, thăm Phạm văn Vàng, Hồ xuân Nghiêm,  Trần trung Thu, Phạm đình Trọng, Nguyễn chí Đức..

Nó bấy giờ là một doanh gia. Tui hãnh diện và ngưỡng mộ có một thằng bạn như nó. Ngày trở lại Nhựt cũng có nó ra phi trường đưa tiễn.

Tui kết hôn với người bạn học năm xưa sau 30 xa cách.  Năm nào tụi tui cũng về Việt Nam thăm nhà. Người đầu tiên tui bốc máy điện thoại gọi sau khi xuống phi trường TSN là nó rồi sau đó mới tới anh em trong gia đình.

"Đi uống cà phê chớ", tiếng nó lanh lảnh trong điện thoại.  Rồi mỗi ngày tui với nó đi hết tiệm nầy qua tiệm khác với cái đám bạn bè tứ 4 năm xưa. Mái tóc có thêm muối nhưng tình tinh vẫn vậy.  Vẫn để bạn bè và mấy em trên hết. Người ta nói "Tổ Quốc Trên Hết" còn nó tuyên bố "Bạn Bè và Mấy Em Trên Hết." Cũng vì vậy mà công việc kinh doanh có phần trở ngại.  Tính tình nó nghệ sĩ như vậy đó.

Thật tình mà nói, như trong bài "Về thăm bạn cũ", cái động lục thúc đẩy tui về thăm Việt Nam là vì nó.  "Ngày nào mầy không còn ở Việt Nam chắc tao không về nữa quá." tui nói với nó như vậy.



QUA MỸ

Cuộc đời không ai lường trước được. Đùng một cái nó qua Mỹ. Tui cũng không hiểu sao cũng lọt tọt qua đến cái xứ nầy. Nó qua Mỹ tháng 8 năm 2007, tui tháng giêng năm 2008. Khi còn ở Nhựt mặc dù xa nhau vạn dậm nhưng tui cảm thấy gần gũi nó. Múi giờ ở Nhựt với Việt Nam chỉ cách nhau có 2 tiếng cho nên khi tui nói chuyện với nó qua điện thoại thi tụi tui cảm thông với nhau hơn là một người ở Mỹ nói chuyện với một người ở Việt Nam. Một người sáng, một người tối. Tâm hồn rời rạc không thống nhứt.

Qua Mỹ rồi, nó ở Minnesota, tui Cali. Đôi đàng cách trở.  "Cùng ngoảnh lại mà cùng chẳng thấy. Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu. Ngàn dâu xanh ngắt một màu. Lòng tui với nó ai sầu hơn ai."

Cuộc đối thoại với tui với nó không còn ấm áp như ngày xưa. Ngày xưa mỗi lần qua điện thoai, qua Yahoo Messenger, qua Skype, tuy xa mà gần. Dường như nó ở bên cạnh, thấy bóng dáng nó trên Skype mà lòng ấm lại. Hỏi nó " Bữa nay mầy đi đâu? Có gặp ti thằng Lập hôn? Có tiệm cà phê nào mới ở Biên Hòa hôn? Có đi chơi đâu hôn? Nhớ uống dùm tao một ly cà phê nha. Cho tao gởi lời thăm cô Kiều ở quán Vì Sao nha.”  Nó lanh lảnh "Mới đi uống cà phê với tụi nó về, chút nữa đi nhậu với tụi nó. Hôm trước có đi ngang qua Tân Ba, thấy lò gạch của mầy, nhớ mầy."

Còn bây giờ. Hãy nghe cuộc đối thoại giữa tui và nó:

"n-G, khỏe hơn? Ở Cali vui hôn?"
"Khỏe, nhưng Cali đâu có gì vui đâu. Tao không biết ai mà ai cũng không biết tao. Còn mầy ở Minnesota ra sao?"
"Ở đây lạnh lắm. Không có đi đâu hết. Ở nhà thôi. Cuối tuần có mấy đứa em chở đi mua đó lặt vặt."
"Vậy chán bỏ mẹ"
“Ừ, chán lắm"
"Có liên lạc được với thằng nào hôn?"
"Có, mà sao không thấy tụi nó trả lời điện thoại"

Như vậy đó. Còn gì nữa mà tâm sự. Bạn có bao giờ thấy hoa anh đào ở Đà Lạt đem về Biên Hòa trồng chưa? Nó èo uột, éo úa, màu của nó không tươi thắm như ở Đà Lạt. Tụi tui như vậy đó. Cũng èo uột, éo úa, nụ cười của tụi tui không còn tươi thắm như những lúc tui còn ở Nhựt và nó còn ở Việt Nam.

Ngày nó xuống Cali để tham dự đại hội Võ Thuật, tui gặp nó. Dẩn nó về nhà, ngồi tâm sự, hai đứa nói chuyện mà không đứa nào nở được một nụ cười làm thuốc. Nó nói ”Tao muốn ngày phỏng vấn đi Mỹ chậm lại để tao còn ở lại Việt Nam ngày nào hay ngày đó." Ra quán cà phê Việt Nam ở Cali cũng không tìm lại được những ngày ngồi ở quán Vì Sao, Cội Nguồn, Khúc Thị Du. Chủ đề cuộc nói chuyện cũng lanh quanh với câu hỏi " Làm sao sống trên cái đất Mỹ nầy?" Ngày bắt tay nó để nó trở lại Minnesota, tui thấy cay đắng mà chắc nó cũng cảm thấy ngậm ngùi mà không nói.

Tuy ở chung một xứ mà cảm thấy xa cách với nhau.

Rồi tui đi làm ở một ngân hàng. Mỗi ngày đi làm về, nhớ nó. Cuối tuần, đi uống cà phê với bà xã, thì thầm với người bạn học năm xưa mà bây giờ là người bạn trăm năm "Phải có nó ở đây đấu láo thì vui biết mấy hả Sương?"

Đi làm hai năm, công việc ổn định. nhưng tui không cảm thấy hứng khởi trong công việc. Rồi suy nghỉ "Cái gì là quan trọng trong cuộc đời còn lại của mình. Ngày đi du học mong được trở lại quê hương làm một cái gì đó. Ngày trở về mới biết mình không làm được cái gì hết. Có phải cuối cuộc đời cái quan trọng nhứt là tình bạn không?  " Nghỉ vậy, một bữa đi làm nhớ ông bà ông vải, bổng nhiên nổi khùng vô nói với xếp " I'm going to quit my job in two weeks. You should find someone to replace me ( Tui xin nghỉ việc của tui trong 2 tuần nữa. Bà kiếm người thay thế tui đi)." Bà xếp chưng hửng:" What's happening" Nói với bả là tui có thằng bạn nối khố ở Minnesota, tui lên sống với nó cho đỡ buồn vì ở Mỹ buồn quá. Bả trợn mắt " Vì bạn mà nghỉ việc hả? Chưa nghe chuyện đó bao giờ"  "Chưa nghe bao giờ thì bây giờ bà nghe".  Bà nói " You know what? You're a Vice President and no one can communicate with clients in 4 languages likes you do...." Biết bà xếp ca bài 'Con cá sống vì nước' nhưng lòng đã quyết, bỏ ngang xương cái job ngon ơ để đi tìm thằng bạn ngày xưa.

Bà xã ở nhà mở cặp mắt thật bự "Bộ nổi khùng lên rồi chắc. Lên Minnesota rồi lấy gì sống.  Nổi khùng lên một lần là đủ rồi." Ý bà xã nói là lần trước khi không,  công việc, nhà cửa ổn định ở Nhựt, tự nhiên bay qua Mỹ, ta không biết ai, ai cũng không biết ta, tất cả phải làm lại từ đầu ở tuổi ngũ tuần. Lúc đó phải năn nỉ bả, phải vỗ ngọt bả là qua Mỹ anh mua cho em cái nầy, cái nọ...vân vân và vân vân bà xã tui mới chịu đi, bằng mặt mà chắc nàng không bằng lòng.

Cũng hiểu, ở Nhựt về Việt Nam chỉ có 5 tiếng, bả mê học tiếng Nhựt hơn tiếng Tây, tiếng U, ra đường có cơm ăn, không có chuyện đồ ăn Nhựt đồ ăn Việt vì đồ ăn Nhựt cũng giống như đồ ăn Việt, quán cà phê khắp nơi, cứ đi 1 cây số là có một tiệm cà phê, không cần lái xe vì giao thông công cộng của Nhựt đứng vào hàng đầu của thế giới, an ninh trật tự vững vàng, đàn bà con gái đi bộ nửa đêm cũng không sao, không có chuyện giận lên xách súng bắn tùm lum như ở Mỹ, sao lại phải đi tới xứ Mỹ làm chi.

Sáu tháng đầu ở Cali, bà xã cứ đòi về Nhựt lại, nằm mơ cũng thấy Nhựt. Nhưng lở rồi. Cũng tại tui. Tất cả cũng tại tui.

Phải ca bài "Con cá sống vì nước, anh thiếu nó thì anh buồn, sống mà buồn bã thì sống làm chi" nên bà cũng mủi lòng với lại nó cũng là bạn học của bả. Nghe tui nói lên với nó, nó welcome tui, nói là mầy cứ lên đây đi, tao lo cho. Mướn U-Haul chạy một mạch lên Minnesota, gặp nó mừng lủi thủi.  Anh em nó welcome tụi tui, đứa lo cái này, đứa lo cái kia. Má nó thì tui đã quen biết từ hồi còn nhỏ nên không xa lạ gì. Tóm lại Châu Về Hợp Phố.


MINNESOTA

 
Mới biết, Minnesota lạnh kinh khủng, mùa đông lạnh dưới 20 độ C. Tất cả đều là đông đá, chỉ trừ trái tim của tụi tui. Rồi cũng quen. Người ta sống mình sống được. Đi mua căn nhà  nhỏ, basement chưa làm, để trống không, nó nói "Mày cứ mua đi, tao làm basement cho." Mua xong, nó huy động anh em nó tới làm giúp, đứa lót gạch, đứa sơn nhà, đứa phụ đóng sheetrock.  Lúc sửa nhà với nó, nói với nó " Tao ngày xưa cứ ao ước là lúc về già hai đứa tụi mình hợp sức làm chung một cái gì, không ngờ ông trời cho tao sửa nhà chung với mầy." Nó nói "Thì cũng làm chung một việc đó chớ. Lần sau mầy có nói với ổng thì mầy nói cho rỏ ràng là làm chung với nhau là hai đứa mình làm chủ công ty nầy nọ."

Nhà tui, nó ra Goodwill, Salvation Army mua đồ antique trang hoàng cho tui. Phòng ngủ, phòng làm việc, một tay nó làm hết. Bạn bè như nó khó kiếm ra một người thứ hai.

Tui lại làm tài xế cho nó như ngày xưa. Ngày xưa chở nó đi bằng xe đạp, bây giờ chở nó đi bằng xe hơi.  Đi uống cà phê với nó có thêm Sương, bà xã tui mà cũng là bạn học của nó.  Uống cà phê, ôn lại chuyện cũ, nổ như bắp rang.




CƯỜI RA NƯỚC MẮT

Gần nó mới khám phá ra nhiều điều. Cười ra nước mắt. Nửa cười nửa khóc.

Hai đứa tính chuyện làm ăn chung.  Với tui, làm việc gì cũng phải có bài bản.  Trước hết phải viết cái Business Plan trong đó có Mission Statement, Marketing Research, Projected Income Stream...vì đại học Mỹ đã dạy tui như vậy. Còn nó với kinh nghiệm là dân chạy áp phe, nôm na là mì ăn liền,  cứ nhào đại vô làm, tới đâu điều chỉnh theo tới đó. Không ai biết được ngày mai, ở đó mà tính với toán. Nó chê tui cứng ngắt trong khuôn khổ sách vở, tui nói nó là thằng làm càn làm ẩu. Bất đồng ý kiến.  Xập tiệm.

Nói chuyện với nó thì y như ông nói gà bà nói vịt. Nó nói "Đột xuất" thi tui "Bất ngờ"; nó nói "đơn vị" thì tui "công ty"; nó nói "chất lượng" thì tui "phẩm chất", nó nói "Đảm bảo" thì tui "Bảo đảm",  tới khi nó nói "Thao tác" thi tui hổng biết nó muốn nói cái giống gì.

Thôi rồi. Tui với nó đồng sàng dị mộng. Cũng là tiếng Việt mà ngôn ngữ của nó khác ngôn ngữ của tui. Mà ngôn ngữ khác tất nhiên sự suy nghỉ cũng có phần khác.

Ra đường đèn đỏ không có cảnh sát nó cứ băng ngang, tui chờ đèn xanh mới băng. Hút thuốc xong nó quăng tàn thuốc xuống đường, tui đi tìm gạc tàn thuốc bỏ vô. Không phải tui tốt lành gì mà 40 năm sống ở Nhựt ai sao tui vậy. Một con đường nhỏ ở Nhựt, không có cảnh sát coi chừng, mà mọi người đều chờ đèn xanh mới băng qua. Hút thuốc xong không có gạc tàn thuốc, dụi tàn thuốc, kiếm tờ giấy gói lại, kiếm thùng rác bỏ vô.  Ngày mới qua Nhựt, đi chung với một ông đàn anh qua trước, đang đi trên đường gặp 10 yen (khoảng 10 cents) ổng mới lượm lên, đi tới bót cảnh sát, không có ai ở đó, ổng bèn để 10 yen trên bàn rồi kéo tui đi.

Mới qua Nhựt chưa biết ất giáp gì hết, mới hỏi ổng"Sao anh không lấy đại 10 yen cho rồi, đem đến đây chi cho mất công." Ông mới trả lời "Cái gì của mình là của mình, không phải của mình thì nên trả lại dù nó là 10 yen đi nữa." Ổng dạy tui một bài học để đời.

Hơn 30 năm xa cách nhau, tui ở Nhựt, nó ở Việt Nam, rồi đổi đời, tất nhiên nó khác, tui khác. Thấy vậy mà không phải vậy. Nó ăn đồ Mỹ không được, tui sống ở ngoại quốc 40 năm, đồ gì ăn chẳng được.  Nó cứ thịt kho, bò kho, bao tử hầm tiêu, còn tui thì sandwidch,  onion soup, spaghetti. Với tui, đến xứ nào học ngôn ngữ và văn hóa xứ đó. Với nó, không thèm.

Nó nói không ra một câu tiếng tiếng Mỹ cho ra hồn. Hỏi nó, nó nói học tiếng Mỹ chừng nào mới giỏi đây, khỏi học luôn.  Tới tiệm cà phê hay quán ăn Mỹ là tui order hết, nó chỉ ngồi ăn. Hỏi nó vậy làm sao mà mầy đậu tú tài 2 được. Nó trả lời là "làm sao để môn Anh văn khỏi bị zero là được, nửa điểm cũng được, rồi lấy môn Vạn Vật hệ số 4 đập qua, vậy là xong." A, là ra vậy.

Nó lải nhải như một con ểnh ương "Tao tốt nghiệp đại học chính quy". tui 'chơi' nó "Vậy mà tao tưởng mày tốt nghiệp đại học du kích chớ."  Thôi thì, bạn mình không biết tiếng Mỹ thì mình đóng cửa dạy bạn, không ai vạch áo cho người xem lưng. Xách cuốn sách tiếng Mỹ tới nhà nó, dạy nó bài đầu tiên " Who's she. She's my wife." Nó đọc tiếng Mỹ như tiếng Tây và mất căn bản từ hồi nhỏ. Hỏi gặn nó, nó mới 'bật mí' là hồi đi học tới giờ Anh Văn là thầy Tồn đuổi nó ra khỏi lớp học vì tội "quậy". Thầy Ngô Đức Tồn, nếu thầy có tình cờ đọc qua bài của em viết thì thầy có biết chăng là vì cơn giận của thầy ngày xưa mà bây giờ thằng bạn của em nó mất căn bản đến nổi mẫu tự tiếng Mỹ nó đọc như là le francais elementaire, bây giờ em có dạy nó tiếng Mỹ thì em phải bắt đầu bằng A,B,C. Sau đó không thấy nó tích cực trong việc học tiếng Mỹ, tui cũng bỏ qua. Nó sống ở Mỹ mà không biết tiếng Mỹ là tại tui. Lỗi tại tui.

Nó, vô địch đông nam á bắc phái thiếu lâm tự, từng ra miền trung thách tất cả võ sỉ miền trung, lên võ đài chưa một lần nào thua địch thủ, bài quyền nào nó đi cũng rất đẹp, điệu nghệ như phượng múa rồng bay. Bây giờ tới phiên nó dạy tui võ thiếu lâm. Nó dạy tui bài "Cương Đao Phạt Mộc".  Sau đó thấy tui cũng không tích cực gì cho lắm với võ nghệ, nó cũng lơ luôn. Cho nên bây giờ 2 đứa tui, một đứa chỉ biết "Who's she. She's my wife" và một đứa "Cương Đao Phạt Mộc".

Hỏi nó "Sao mầy không dạy tao bài khác mà chỉ có "cương đao phạt mộc" không vậy, chẳng thấy phạt mộc đâu hết mà tao cứ phạt bà xã tao không hà." Nó cười nói tại thấy mầy không tích cực học nên tao không có dạy tiếp. Lỗi tại tui.

Nhiều khi tui cố ý chọc giận nó, chọc quê nó mà nếu người khác chắc giận lắm mà nó cứ vẫn cười hề hề, bỏ qua. Đi uống cà phê với bà xã, lúc nào cũng có nó, tụi tui 3 đứa. Mấy cô bán cà phê Starbuck chắc ngạc nhiên vì lúc nào cũng thấy 2 ông 1 bà, nghỉ là chắc nó còn độc thân, chưa vợ. Nào ai biết đâu rằng nó có tới 2 bà. Hỏi nó " Tụi tao thằng nào cũng chỉ có 1 bà mà còn thấy ớn, kham không nổi, mà mày có tới 2 bà. Bí quyết nào mầy chỉ anh em học tập coi." Nó cười cười " Thì cũng như mầy chạy chiếc Citroen, lâu lâu mày cũng muốn chạy thử chiếc Mercedes." Bạn nào muốn chạy thử Mercedes thì chạy chớ tui nói thiệt cho tiền tui không không dám mó mé tới chiếc Mercedes. Chỉ có nó dám can đảm. Tứ 4 không hề thiếu hào kiệt.

Năm nầy 2013 nó về Việt Nam ngày 17 tháng 1 thăm bạn bè và mấy em. Nó rủ tui về chung. Nó nói khích tui về chung với nó. Không được, nó 'động viên' bà xã tui để cho tui về với nó. Nhưng tui xin miễn năm nầy mà nói với nó "Mầy về Việt Nam nhớ cho tao gởi lời thăm Nguyễn Chí Đức với con nhỏ bán chè ngoài chợ. Hỏi nó có chồng chưa, nếu chưa thì làm mai cho Chí Đức. Chồng sửa xe, vợ bán chè, vậy là hạnh phúc rồi, tao như nó lấy con nhỏ bán chè liền, nói Chí Đức chờ gì nữa mà không lấy vợ, gần hết đời rồi mà nó cứ ôm thằng cha Krisnamurti hoài, có ngày làm con ma không vợ đó."


Cô bán chè trước Huỳnh Hiệp


Cô bán chè trước tiệm sách Huỳnh Hiệp. Cô bán chè Tào Sọn và chè Đậu. Hỏi cô "Sao cô bán có 2 loại chè vậy?" Cô trả lời "Dạ, tại em chỉ biết nấu có hai loại chè nầy thôi." Câu trả lời mộc mạc, chân thành mà hay đáo để. Lần nào về VN cũng ghé qua chợ mua chè của cô. Ngày đi cô nói "Năm sau về mua chè của em nữa nha." Xin thất hẹn với cô năm nay.

Ngày xưa, đưa nó một điếu Salem, nó sặc sụa, nước mắt, nước mũi chảy ròng ròng mà bây giờ đi uống cà phê, cứ 15 phút là phải chạy ra ngoài để rít một hơi vì Starbuck no smoking.  Sợ nó chết sớm thì tui solo nên qua trang Diển Đàn hỏi Nguyễn Hồng Đức làm sao để nó cai thuốc. Thằng Đức không trả lời thì PDT nhào vô phang một bài thơ :

" ANG bạn bè lâu năm mà mày không biết gì.
nó càng hút thuốc thì nó càng đấu láo.
mày bảo nó bỏ hút thuốc thì coi như nó câm.
mày muốn có người đấu láo hay câm????"
pdt   

Nó vẫn còn hút thuốc vì vẫn còn đấu láo.

Ngày xưa, gặp con gái thì đỏ mặt tía tai mà bây giờ quá xá, ra đường thì mấy em bu đầy, về nhà thì 2 bà xa luân chiến.  Bí quyết nào mà nó có số đào hoa như vậy?

Tui nghiên cứu nó. Gặp đàn bà con gái, bất cứ lứa tuổi nào, từ 10 tuổi đến 80 tuổi nó nói chuyện nầy qua chuyện khác, không để người đối diện cảm thấy cô đơn, không có khoảng trống im lặng trong cuộc nói chuyện của nó. Bí quyết của nó thu gọn trong 4 chữ 'Mật Ngọt Chết Ruồi'.

Mà nó cái gì cũng biết. Từ chuyện trồng sâm, chuyện bị chó cắn chích thuốc gì, đến chuyện đồ cổ, chuyện chính chị, chính em, chuyện cây cối, chuyện ăn uống, cái gì cũng biết, mà biết để diễn tả một cách rành rọt, lưu loát, mà không bao giờ chỉ trích người khác.

Mà có chỉ trích đi nữa, người bị chỉ trích vẫn thấy hài lòng với cách chỉ trích của nó. Còn tui chỉ trích ai thì người đó đỏ mặt, chút nữa là bị phang đôi dép vào mặt.

Nó có khiếu kể chuyện vui. Câu chuyện tầm thường mà qua cách kể chuyện của nó, thiên hạ lắng nghe và cười. Nó là ngôi sao sáng, là trung tâm của bạn bè. Đi đâu chơi thiếu nó là cuộc chơi phải đình lại cho tới khi có mặt nó. Còn tui thì "thiếu mợ chợ vẫn đông."

Nó như vậy đó. Tính tình nghệ sĩ. Tốt với bạn bè. Tốt với mấy em. Luôn luôn tích cực trong cuộc sống. Nó tuyên bố " Hể ông trời cho mình muối thì thế nào ổng cũng cho mình đường để pha cho ngọt." Ngồi uống cà phê với nó không ai có cảm giác chán chường cuộc đời nầy mà thấy phấn khởi trở lại.

Kinh nghiệm sống đầy mình. Tui học ở nó nhiều điều. Một tay triết lý. Nó tuyên bố " Ở đời chỉ có hên xui mà thôi. Không thằng nào hơn thằng nào.  Anh hùng khi khó cũng khoanh tay."  



Tui





Tới đây bạn cũng đoán ra nó là ai rồi chớ. Khỏi nói bạn cũng biết nó là Nguyễn Phùng Phước (võ sĩ Xuân Phước), người bạn tri âm, tri kỷ của tui và cũng của bạn nữa đó. Chấm hết.


Ẩn-G, Minnesota Tết Quý Tỵ 2013



TÌNH BẠN.

           Thuở nhỏ ở xóm, tôi thân nhất với T…. Có thể nói chỉ thua anh em ruột một chút thôi, vì hai đứa vẫn thường chia ngọt, xẻ bùi khi có bất cứ món ăn ngon nào. Chúng tôi đi đâu cũng có đôi, khi về vẫn đủ cặp! Cả xóm còn tuyên dương: “ Sao 2 đứa mày thân nhau thế?” Tôi thường qua chơi nhà T… mà cả gia đình đều coi tôi như con cháu, anh em trong nhà!

            Kỷ niệm thời nhỏ xíu thì nhiều vô kể và tôi đã thuật lại vài kỷ niệm ‘đặc biệt’ trong vài bài viết trước. Nay thì tôi chỉ kể lại những chuyện khi tuổi của tôi và T…, bắt đầu từ ‘chớm lớn’ và đến ‘non trưởng thành’!








            Bắt đầu là phần chuyện ‘chớm yêu’ mà giờ tôi lại nhắc thêm! T…‘thầm yêu trộm nhớ’ một bạn học nữ. Cho mãi đến ngày nay, khi bạn đã ở Mỹ và sau gần 40 năm, bạn mới có dịp tỏ bày qua thơ văn. Những vần thơ thật lãng mạn và tràn đầy cảm xúc đã đăng thật nhiều trên trang NQ. Thuở xa xưa đó, một bức trang than chì vẽ nàng rất giống, đã được bạn kỳ cục cậy nhờ bạn Q…. trong Ga vẽ dùm. Bạn đã trân trọng trao tay cho bạn gái. Tác giả thật sự cũng vừa mất ở Mỹ gần đây và đó cũng là kỷ niệm duy nhất có được với bạn gái. Tôi xúc động thật sự trước mối tình lâu năm kỷ lục của bạn.

             Chuyện kế đến có thể lấy tựa đề ‘Sinh viên chống Mỹ’. Ngày đó, tôi và T… đều chơi chung trong một nhóm khá đông, nếu qui tụ phải trên chục bạn, đa số các bạn đều ở chợ hay xung quanh chợ. Nhưng thân nhất với cả hai chúng tôi chỉ có bạn Tr.., vì bạn học với chúng tôi một hai năm gì đó ở bậc Tiểu học. Hơn nữa, bạn lại cùng sở thích với chúng tôi là đàn, ca, hát và lại hát hay do bạn nằm trong ca đoàn Nhà thờ Tin lành. Bạn là con chủ tiệm vàng T.K trong chợ Biên hòa. Dáng bạn cao to, hiền và đặc biệt nhất là có mái tóc xoăn tít tự nhiên, do di truyền gen của cha. Chúng tôi cũng thuộc băng ‘chợ’, nên nhiều băng đối thủ cũng kiêng dè dù có ghét ra mặt! Chúng tôi từng kéo nhau chiến đấu với băng rạp hát Lido bằng đạn tepler bắn pháo hiệu, cháy đỏ rực một góc đường vào đêm khuya thanh vắng. Hoăc chạy rầm rập khi bị chúng trả thù bằng cách lùng sục bọn tôi trong nhà lồng chợ vào giấc về khuya! Chúng tôi phải dùng chiến thuật bao vây và đánh lẻ, chúng mới sợ và rút ngay! Ngày ấy, vũ khí cũng chỉ là khúc cây hay to nhất là đạn pháo dù sáng nhưng cũng ít khi sử dụng vì quá sáng, dễ lộ và hơi mắc tiền!

              Đi vào chuyện chính, cũng như thường lệ, vào giờ tan học. Chúng tôi thường tụ tập và cùng nhau đi trên các xe gắn máy, diễu hành khắp đường phố Biên hòa, hết Khiết tâm lại lên Ngô quyền, Vườn mít rồi lại đánh vòng về hướng chợ. Trên đường thì chọc ghẹo êm ái nếu thấy các nữ sinh xinh xắn , còn gặp xấu xí thì la lối um xùm! Nghĩ lại thật là ác! Đang từ dốc Ngô quyền đổ xuống, đến bùng binh Công trường Sông phố, bạn Tr. đang chở tôi, chợt thấy hai người Mỹ đi xe phân khối lớn, ép một bé gái té xuống đường mà không dừng lại đỡ lên hoặc xin lỗi! Thấy chuyện trước mắt và bất bình, Tr. tăng tốc đuổi theo! Khi ngang qua mặt hai tên nước ngoài, Tr. sử dụng tiếng chửi thề bằng Anh ngữ, hai tên to lớn như King kong tức mình! Mà ngồi sau tôi đã nhìn thấy hết, mặt đỏ tía tai đuổi theo. Xe chúng tôi làm sao bì kịp lại xe phân khối lớn! Không thoát được rồi! Tr. quẹo ngoặt vào hẻm đối diện tiệm uốn tóc Nguyễn thị Hảo, nói nhanh với tôi: “ Mày nhảy xuống đi!”, tôi nghe lời và chỉ kịp thấy Tr. đã bị dồn chạy vào cuối ngõ cụt. Một bên là hàng rào thật cao, khoảng 2 m, bên trong trồng chuối, một bên là nhà dân. Biết sao đây! Và bạn Tr. đã có một kỳ tích, có thể ghi vào Guiness Việt nam. Mặt nhăn nhó, bậm môi, lấy đà hết sức bình sinh, nhảy vọt qua hàng rào một cái ‘vù’ mà từ đầu ngõ tôi nhìn thấy, như một lực sĩ nhảy cao chuyên nghiệp và ‘biến’ sau những bụi chuối rậm rạp, để lại chiếc Suzuki đen còn vang tiếng nổ và đang xì khói! Vừa ngay giây phút ấy, bạn bè đi sau đã ập tới, tiếng la hét vang rần rần khắp phố phường: “Đánh Mỹ, đánh Mỹ tụi bay ơi!”, như tiếng hiệu triệu hay sao đó, những nhà dân ven đường túa ra, cung cấp dao, kìm, búa và mác.{ gặp nhà sửa đồ cơ khí ven đường}. Hai người nước ngoài thấy vậy mới hạ nhiệt và phân bua bằng tiếng Mỹ! Tôi thì cầm đá xanh cùng vài người bạn, ném tới tấp. Tức cười nhất là thấy bạn T… của tôi, đã thật lì lợm đeo lên cổ người Mỹ to cao và thụi vào mặt tới tấp nhưng có hề hấn gì hắn đâu vì hắn chỉ cần lấy hai bàn tay hộ pháp che mặt thì còn khoảng trống da thịt nào mà đánh? Như để tăng cường, tôi thấy bạn Tâ. lùn cầm một chai bia đã đập bể, mảnh sắc nhọn tua tủa đang cầm nhứ nhứ đến hơn đẩu gối người Mỹ một chút, do bạn chỉ cao 1m3 hay 1m4 gì đó! Nhưng cũng phải tuyên dương lòng quả cảm, không bỏ bạn bè của hai bạn T… và Tâ. lùn! Kết chuyện, khi thấy cảnh sát chế độ cũ có mặt thì tình thế xoay chiều, một tên rút ra khẩu súng ngắn nòng, chĩa lên trời: “ Đùng..đùng.đùng”. Mọi người dân đang bu quanh hô hào vội vàng chạy như ong vỡ tổ, cả chúng tôi cũng thế! Tôi bay một mạch về xóm, mặt tái xanh tái xám vì sợ súng và sợ trong nhà biết chuyện, còn bạn T… thì đâu mất tiêu không thấy! Đợi vài tiếng sau, khi chiều xuống, tôi mới lên dọ hỏi thì biết tin một số bạn đã bị bắt và áp giải tạm thời lên nhốt trên Xã Bình trước, đối diện với bệnh viện Biên hòa và tối cũng được thả ra nhưng trong đó không có bạn T…của tôi. Còn hai người Mỹ thuộc biên chế CIA, làm việc trong Không quân. Biết rồi mới ghê! Qua sáng hôm sau, cả bọn lại tập trung uống café quán Hai căn ngoài chợ, lại rôm rả chuyện hôm qua và cười đùa thỏa thích, trước cặp mắt như thán phục của người biết chuyện ‘Sinh viên đánh Mỹ’ quanh đó!

                 Chuyện cuối cùng là những chuyện tâm tình với người khác phái của chúng tôi. Nguyên nhân đầu tiên do bạn T…của tôi, ngày xưa nói chuyện lão luyện hơn tôi nhiều lắm, tôi thì chậm nói và tính cách hơi lừ đừ, chỉ phá ngầm là giỏi, còn mọi chuyện thì ‘nhát hơn cáy’! Xóm Lò heo bên kia, thỉnh thoảng có vài kiều nữ thất học, tối ngày thường hay lảng vảng qua xóm tôi chơi. Tình cờ bạn T…bắt chuyện nên’kết’! Từ giai đoạn quen sơ lúc ban đầu đến quen ‘sờ’ chỉ là quãng ngắn! Tôi thì chẳng có ma nào cả! Chỉ đến một tối, kiều nữ đi chung, do không gặp ‘anh H….quen’ ở xóm, buồn tình nên ‘cáp độ’ tôi. Chúng tôi đành lên Nghiệp đoàn Lao động có hình ‘Con trâu cui và đen thui’ làm huy hiệu để dễ nói chuyện tâm tình. Đương nhiên, biết nói gì đâu? Chỉ cỏn là những nụ hôn vội vàng như tranh thủ? Chợt! Có tiếng la con nít: “ Anh T…đây rồi! Mợ ơi!”. Thót cả tim! Cả hai chúng tôi tức tốc bật dậy! Trốn chui trốn nhủi như con chuột lũi! Phi tang ‘hiện vật’ là nói hai nàng mau trốn về xóm bên kia đi! Tôi thừa biết không thể thoát khỏi người em trai út của T…, vì em nó là điệp viên thượng thặng tên D…., chuyên dò la tin tức và về báo cáo Mợ của T…, nên tôi nói: “Thôi! Mày hy sinh đi ra đi. Để Mợ mày lên tới nơi thì chết cả lũ!”. Bạn T… y lời! Vì dù sao, nói dóc với thằng em còn hơn là đối chất với Mợ của T…! May mắn thay! Tôi thoát và hẹn với lòng, sẽ không bao giờ dám nữa và cũng vì: “ Có ngon lành gì! Hồi hộp thấy bà đi”!

                                                                            24.04.2012    HNGH
REFLECTION ABOUT LIFE
The Power of Love
A love story...

I graduated from Ngo Quyen High School in Vietnam in 1971, and subsequently went to Japan to further study electronic engineering hoping to bring back to Vietnam modern technologies from Japan to contribute to the development of the country. I had a dream. Whilst I was at high school I had a classmate, a girl, who eventually became my first love. The first letter I wrote to her was in 1968; both of us were only sixteen years old then. What I did not realise then that we both set a long journey, a journey that goes through the war, separation, despair, hope, and perseverance.




I intended to return to Vietnam after five years in Japan, which would have been 1978. In April 1975 the long war finally ended...but it did not end with us. Communications between Vietnam and Japan was terminated and almost difficult to get a letter from or send a letter to Vietnam then.

I dropped out of school, went to work for the sake of survival. The girl whom I wrote the first love letter was mobilised by the new government to teach English and French at high schools as most of the foreign language teachers were either left the country or just changed occupations to adapt to the new environment. Naturally the political climate at that time made the Russian language the most favourite second language choice for students, whilst English and French were considered the least language of choice.



We both did not hear from each other since then. I personally thought that I rather forgot her because it seemed to be a “mission impossible” considering  the circumstances surrounding us. I stuck in Japan. Many years passed without a word from each other.  I went back to school, obtained my degree, and worked for several financial institutions. 

I thought of her, days and nights. The first love was getting stronger and stronger in me as I passed the age of forty. I remained single because deep in my heart I believed that some day I would meet her again, yes, some day...

The Vietnamese government eventually opened the country in 1990s and overseas Vietnamese were allowed to return to visit the country for the first time. I returned home in 1998 after 25 years. Everything was changed and I felt that I was a Martian in my own country. Knowing she was still teaching at a local high school, I went directly to her classroom where she was teaching,  on  the very first day. Standing in front of the blackboard, here she was, in the traditional costume ‘Ao Dai’, teaching English. Russian language had already been gone for a long time, and English has now been a compulsory subject for high school education.

Thirty years has been elapsed and she did not changed so much, at least to me. She starred at me not recognised who I was. The whole class felt into silence in the presence of an unknown guest. Then she busted into tears and we held each other in our arms after thirty years. The whole class stood up and gave us a clapping. Then the whole school stopped teaching and congratulated us for a lastly reunion.

We were married in that year. I wrote my first love letter at 16 years old, and we were married at 46 years old. Exactly 30 years has passed. What I have learnt from this event in my life is that if you always think and rethink of something you deeply wish for, someday that wish will naturally be happened. Do not easily give up and never too late. We returned to Vietnam every year since.

One dayI visited a nearby temple and had a talk with a Buddhist monk about love and life. I remember he told me "What will come will come. Do not try to reverse the course of history, history of life, history of the country, and history of the world. What would belong to you will finally belong to you, what would not will not. Let the course of your life go in its natural way..." I have been educated in western culture and one thing I had been taught was "Decide what you want in life and go for it."

The monk enlightened me "Let the course of life go in its natural way." I really do not understand what he actually meant. However, reflecting about my life clearly revealed to me that the more I made attempts to alter the course of my life, the stickier I was effectively cohered in a web and no way to get it out.

It seems to me that I have been a leaf in the river to this day. I let myself to be a leaf in the river for the rest of my life...The river of life.



Hiroshima, Japan 2001


Nguyễn Ngọc Ẩn-G


COMMENTS

>Dear Suong & G
Lovely story with a perfect ending.

I had heard, followed up your love a long time ago. I admire your love. Time could destroy , erase, change everything but time consolidates, and makes your love stronger and stronger. enjoy loving till at the end of the end of your life. Why you don't share your love story on tu1tu4.

I like this thought  "What will come will come. Do not try to reverse the course of history,history of life, history of the country, and history of the world. What would belong to you will finally belong to you, what would not will not. Let the course of your life go in its natural way..."

However, I don't agree completely with this . if you don't try your best, if you don't devote to what you want. It is not easy for you to find, get ... what you look for.....
Have a nice day.

Trọng.

>A beautiful love story ! Congrats Ẩn G & Sương ! T.B

>Tao nói "Tình chỉ đẹp khi còn dang dở. Nghĩa MẤT vui khi đã vẹn câu thề." Bà xã tao không chịu sửa là "Tình chỉ đẹp khi còn dang dở. Nghĩa RẤT vui khi đã vẹn câu thề." Ẩn-G


>Câu đầu thì tao đồng ý vơí cả hai, nhưng câu sau thì tao đồng ý nhiều với chị Sương hơn mày. Anyway, tao share the story with few friends, và họ rất cảm động với câu chuyện, Hạnh có thắc mắc sao chuyện không viết bằng tiếng Việt ? Và cũng như thằng Trọng đã thắc mắc, sao mày chưa đăng trên Tứ 1 Tứ 4 cho mọi người chia sẻ ? T.B


>Cảnh 2 người gặp gỡ sau mấy chục năm làm Trang muốn khóc.

Comments của H.C, tác giả của Chuyện "Ngày Đó. Bây Giờ"

Tùng ơi,
Như chuyện thần tiên.
Thích nhất là cái triết lý sống ở đoạn cuối.
Sao mà lại viết bằng tiếng Anh ?

H.P




BĐH: Bùi Đức Tùng giới thiệu bài nầy cho chúng ta. Tác giả nguyên là  học sinh Khiết Tâm. Bài văn gợi cho chúng ta tình yêu quê hương Biên Hoà.                                         


 NGÀY ĐÓ. BÂY GIỜ.

Tôi không thể tin nổi mình đang thật sự hiện diện trong thành phố nhỏ bé này. Con đường trước mặt thật lạ lùng trong mắt tôi, từng góc phố, từng con hẻm dường như mọc lên tự bao giờ mà tôi chẳng hề biết trong trí nhớ của mình, làm sao có thể thay đổi nhiều như thế này được ?





Đây là nơi tôi gọi là quê hương, hai chữ quê hương thiêng liêng chuyên chở cả hai mươi năm đầu đời tôi thương nhớ không nguôi. Suốt hơn ba mươi năm nơi xứ lạ quê người cứ nhắc đến là tim rộn ràng trong lòng ngực. Tầt cả đã không còn cho tôi cảm giác đậm đà đó nữa. Sao tự nhiên có chút mất mát trong tâm hồn mình như thế ? Cảnh vật, tên đường, nhà cửa và cuộc đời của những khuôn mặt  chung quanh đều lạ lẫm sao... Tôi đứng tần ngần nhìn vào một căn nhà lầu, bên ngoài đã đóng rêu xanh dầy cộm, tầng trệt dưới nhà sâu hút lặng lờ và tối tăm dù ở bên ngoài trời chỉ mới xế chiều. Tôi nhìn xuống vỉa hè nơi tôi đang đứng, thấy hình ảnh một con bé độ bảy, tám tuổi thôi, ngồi bệt dưới đất chơi ''đánh đũa'' với nhỏ bạn hàng xóm, hai đứa nói cười vô tư, thỉnh thoảng hét vang vì thắng được một cú khẻ chân bạn mình. Tôi thấy đèn neon rực sáng trong tầng dưới căn nhà, chưng bày một dọc tủ kính đầy vòng vàng nữ trang, phía trước cũng là một tủ kính đứng, lấp lánh vòng ngọc và đá quý. Khách thỉnh thoảng ra vào ngắm nghía mình trong hai dãy gương trên tường đối diện nhau, chay suốt đến phòng tiếp khách phía trong . Đó là nơi má tôi thường ngồi tiếp những bà khách quí.




Tôi nhớ là ba tôi hầu như lúc nào cũng ôm cây đàn, ngồi trong bàn giấy đối diện, thỉnh thoảng khảy lên vài nốt nhạc. Mắt đăm chiêu suy nghĩ mơ màng rồi cúi xuống nắn nót vẽ những  nốt nhạc mới xuống tập giấy dầy cộm trước mặt. Ông viết nhạc rất nhiều và lúc nào cũng nghệ sĩ như thế !... Sâu bên trong là cầu thang dẫn lên trên. Phòng của các chú thợ bạc làm việc thì nằm sâu vào tận cùng của căn nhà. Họ đang chăm chú làm việc không ngừng. Bốn tầng lầu phía trên dẫn lên một thế giới thần tiên, tràn ngập tiếng cười của  anh em chúng tôi, tràn đầy những  kỷ niệm đã hình thành nơi đó trong suốt tuổi ấu thơ. Tôi muốn đưa tay ôm lấy trái tim mình, đập thình thịch bên trong. Chợt nhớ đến chứng bịnh quái quỉ đã xui khiến tôi quyết định trở về chốn này trước khi quá trễ.




Tôi mãn nguyện vì đã đến đây. Tôi cũng thảng thốt vì mình đã mất mát hết cả nơi này. Tôi ao ước được tự do bước hẳn vào trong, leo lên từng nấc thang dẫn đến phòng ngủ tôi ở lầu hai. Đứng ngoài balcony để ngắm dòng sông Đồng Nai xa xa. Mỗi sáng mặt trời mọc rực rỡ rọi những luồng ánh bạc lung linh vào phòng ngủ tôi đẹp lạ lùng, làm con bé đang tuổi mộng mơ, mắt bỗng ướt thêm, môi bỗng hồng hơn. Từ đó, tôi bắt đầu biết yêu những dòng sông và những bờ biển, từ thời điểm nhận diện được vẻ đẹp huyền diệu của con sông Đồng Nai. Từ balcony phòng ngủ của mình. Con sông đó chuyên chở biết bao nhiêu giấc mơ và mộng đẹp của tôi thời mới bắt đầu biết yêu là gì ! Xa xa bên kia bờ sông, lờ mờ ẩn hiện những căn nhà lá giữa các lùm cây xanh biếc... Phải, thành phố tôi sinh ra đẹp một cách hiền hòa thơ mộng như thế đó. Cũng tại balcony phòng ngủ này, tôi nằm trên võng học thi. Thỉnh thoảng hát khe khẽ một bản tình ca hay tì tay ngó xa xa mơ mộng đến mối tình đầu của tôi thời ấy, rồi cả đêm không chợp mắt được.  Ngày rời Biên Hòa tôi chỉ là một con bé ngây thơ, lứa tuổi đẹp nhất đời người. Ngày trở về tôi đã là người đàn bà đứng tuổi đầu hai màu tóc, nhưng tôi mang trái tim con bé ngây thơ ngày xưa trở về đây. Mong tìm lại những gì tôi nhớ quay quắt nơi này, lần đầu cũng là lần cuối.


Tôi ngượng ngùng kéo vạt áo  chùi vội vàng hai dòng nước mắt ! ''Đã bảo đừng khóc mà bây giờ như thế này, tệ thật đó !''. Nước mắt vừa chùi đi thì hai dòng khác lại trào ra khóe mắt rồi, biết làm sao bây giờ ? Thời gian có chờ đợi ai đâu ? Tôi thẫn thờ ngó quanh rồi quay lưng vội vã, bỏ lại phía sau một khoảng đời tôi nâng niu suốt bao nhiêu năm dài dăng dẳng. Thầm nhủ lòng: ''Có gì đâu, định luật thế gian là thế ! Đừng buồn nữa H.C. nhé !''.

                                                            H.C.





BÍCH NGỌC



Năm 1973 - chúng tôi gặp nhau yêu nhau rồi chia tay nhau ở băi biển Kỳ Hà ,Tam kỳ, Quảng Tín. Cô ấy trở lại đại học Huế. Tôi trở về trường VB. Những bức thư trắng, xanh, hồng theo các chuyến bay Đà Lạt-Huế-Đà Lạt đem chúng tôi lại gần nhau. 


Sau đó vì không muốn làm dở đang đời em nên tôi không nhận và chẳng hồi âm thư của cô ấy. Tôi tự đánh mất tình tôi từ đấy.





Năm 1975 - rồi chiến tranh cũng phải kết thúc,  trong tôi vẫn nồng nàn nguyên vẹn tình yêu em, dù sao quyết định ngày xưa của tôi cũng đúng,  không làm khổ đời em.






Năm 1985,  tôi được mời thi công một số công trình thuỷ nông ở đập sông Mây Biên Hòa, Đồng Nai. Trong tiệc chia tay cuối năm với anh em công nhân có một vài người hỏi tôi về tình yêu, về kỷ niệm đáng nhớ trong đời. Tôi nhắc tới cô ấy. Ôi! màu nhiệm làm sao. Người kỹ sư ngồi cạnh tôi chính là em bạn di với cô ấy.






Mùng hai tết cô ấy xuất hiện trong sân nhà tôi. Cô khóc như chưa từng khóc giữa những cụm mai vàng trước sự ngỡ ngàng của gia đình tôi. Chúng tôi có duyên gặp nhau lần nữa nhưng không có nợ trăm năm cô ấy đã có gia đình.


Vài ngày sau, cô trở lại cho tôi xem những bức thư của tôi ngày xưa mà cô vẫn giữ mãi như bằng chứng tình yêu. Cô khóc và các em tôi cũng rưng rưng nước mắt.

Cô xin được ở với bố mẹ tôi trong vài ngày,cô nói với bố mẹ tôi đáng lẽ cô đã là con dâu của bố mẹ rồi nhưng tui con chắc không duyên số. Cô nào có trách cứ sự cố tình biệt tăm tin tức của tôi. Cô ấy chăm sóc bố mẹ tôi, cùng đi chợ với mẹ và các em tôi, mua sắm quần áo sách vở cho các từng đứa em, nấu những món ăn tôi từng thich. Cứ luôn miệng nhắc tới ngày xưa_tim tôi chừng như muốn vỡ tan. Chúng tôi chia tay lần nữa. Cô ấy đã vượt biên . Không biết chúng tôi có còn duyên gặp nhau lần nữa.???  







Năm 2012 - Tôi kể lại mảnh tình cũ với cảm xúc tình yêu đầu.Trong từng giai đoạn cuộc đời mình tôi đã sống hết lòng cho đời và cho những người mình yêu thương…. đất nước, bố mẹ, người yêu , bạn bè.. ….cảm ơn cuộc đời, cảm ơn tình yêu đã tổ điểm sắc màu bức tranh đời tôi.







Phạm Đình Trọng






NGỌC

Em không bao giờ hỏi.

Bao giờ anh trở lại?

Dù đôi mắt tiễn đưa             

Mong ngày ấy không xa.



Em không bao giờ hỏi.

Bao giờ anh cưới em?

em vẫn biết trong anh.

Có điều không dám nói!



Mai mình lại chia tay.


Em trở lại giảng đường.

Vẫn đôi mắt tiễn đưa.

Nỗi nhớ mình chia hai.




Chiều trên đồi Bè Ta


Ráng Hoàng hôn sắc đỏ.                                                               


Rừng khoác áo hoa dù.

Đêm cùng anh xông pha.



Qua cành là ngụy trang.

Gửi sao Hôm lời nhắn.

Nỗi nhớ đã chia đôi.

Sao đầy mãi không thôi!



Không hẹn ngày trở lại.

Tìm anh chừng vỡ tan.

đành dở dang tình mình .

Không dở dang đời em.



PDT

Tình Đầu Đời
Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình ngăn nắp, nề nếp. Bố tôi là một công chức tại tòa hành chánh tỉnh. Mẹ tôi là một bà nội trợ, lo lắng việc gia đình, nuôi nấng bà Nội và mười một đứa con ăn học, thật khổ cực, chật vật với đồng lương cố định của bố tôi. Với nếp sống chừng mực, tằn tiện, anh chị lớn giúp Mẹ chăm sóc những đứa em nhỏ và thỉnh thoảng cũng có mướn thêm bà người ở giúp việc. Ngày qua ngày, mọi việc cũng êm đềm trôi.Và cứ thế, tôi lớn lên. Một học sinh ngoan và giỏi của bậc tiểu học trong tình yêu thương đùm bọc của gia đình, tình thân của xóm giềng chung quanh.

Sự yên bình của xã hội đã bắt đầu giao động vì cuộc chiến đã leo thang ở những năm 60-62. Người anh cả của chúng tôi học ở Chu Văn An, Sài Gòn, sau khi đâu tú tài 2 và học ở Đại Học Văn Khoa được một năm, thay vì ghi danh vào trường Y Khoa vì lúc đó chưa có thi tuyển, anh tôi lại chọn tình nguyện gia nhập trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, chọn đời binh nghiệp, trước là thỏa mộng đời trai, đáp lời kêu gọi của đất nước, sau là để giúp đỡ Bố tôi vì hoàn cảnh gia đình chật vật, đồng lương không đủ sống với mười bốn miệng ăn mà chỉ có một mình ông đi làm. Bố tôi đã không đồng ý nhưng ý anh tôi đã quyết nên cũng phải chiều, tuy rất lo và buồn. Và anh đã vào trường Võ Bị năm 62 cho một khóa học hai năm. Trong suốt hai năm trời anh là một sinh viên sĩ quan mồ côi vì gia đình tôi đã không có khả năng đi thăm anh một ngày nào hết. Rồi biến cố 63 đưa đến sự thay đổi lãnh đạo đất nước và cuộc chiến càng ngày càng khốc liệt, quân đội Mỹ đã ào ạt đổ vào Việt Nam năm 65, mang theo nhiều tệ đoan cho xã hội. 

Lúc đó, tôi cũng đã chập chững bước vào ngưỡng cửa trung học và đã thi đậu vào trường trung học công lập Ngô Quyền, với những bạn bè mới và sự giao động của tâm hồn. Không hiểu vì sao, vào buổi học đầu tiên, tôi lại chọn ngồi ở dãy bàn cuối, chung với những học sinh lớn tuổi hơn tôi, thường lo nghịch ngợm, phá phách nhiều hơn học hành, và từ đó, từ một học sinh giỏi bậc tiểu học (trong kỳ thi tuyển vào Ngô Quyền, tôi đã đậu hạng năm, và trên tôi là  bốn cô gái ) tôi đã trở thành một học sinh bình thường vào những năm đầu của bậc trung học. Vì chơi với những bạn bè lớn tuổi hơn, nên sự trưởng thành, phát triển tự nhiên của tôi đã bị gián đoạn, trở ngại vì những tâp tành, đua đòi và quen với những thói ăn chơi, trác táng hơn là học hỏi và chú tâm vào những điều hay lẽ phải. Tuy nhiên, có lẽ vì sự thông minh sẵn có, và nền tảng vững chắc của gia đình tôi, nên sự sa sút của tôi chỉ mới thấy rõ vào những năm tôi học đệ tứ và đệ tam (lúc đó đã đổi thành lớp 9 và lớp 10). 


Cuộc chiến lúc đó lại càng khốc liệt hơn, anh cả tôi bấy giờ đã là đại úy thuộc binh chủng thiết giáp trong quân đội, rồi một ngày đau buồn vào mùa Hè 71, anh đã hy sinh nơi chiến trường Cam bốt, để lại tôi, gia đình và bao người thân quen nỗi tiếc thương cho đời người trai trẻ kiêu hùng. Ông anh kế đang học tại ĐHKH và được trường Ngô Quyền nhận dạy bán thời gian cũng đang chuẩn bị gia nhập quân đội vì bị động viên sau khi rớt năm thứ ba đại học. Vì trường Ngô Quyền đang mở mang và cần giáo sư nên bà chị thứ ba của tôi đang học tại ĐH Dược Khoa cũng được gọi về dạy phụ cho những lớp cần thầy cô. Cuối cùng, ông anh thứ tư của tôi vì rớt năm đầu tại ĐHKH nên cũng đã đến tuổi bị động viên. 


Những biến cố đó đem lại tôi sự chán nản việc học hành vì những suy nghĩ trước sau gì cũng phải đi lính. Khi đó tôi đã ở tuổi thành niên, cơ thể và tâm hồn đang phát triển với sức sống mãnh liệt, tuy nhiên tôi đã không sử dụng nó đúng cách, tôi ngày càng xa lánh những người bạn tốt thuở ấu thơ và tìm cho mình những người bạn mới của thời đại, lao đầu vào những cuộc ăn chơi trác táng với lối sống không cần đến ngày mai. Tôi đã trở thành con người với hai nếp sống, vẫn cố gắng là đứa con ngoan khi ở nhà, nhưng sẽ tìm đủ cách để ra ngoài đường, sống một lối sống buông thả, bất cần đời.


Học đường chiếm một phần lớn cuộc đời son trẻ của tôi, những kỷ niệm tốt xấu đều có, vì hư hỏng, đùa nghịch và phá phách nên tôi bị nhiều kỷ luật của thầy Hiệu Trưởng. Tuy cũng sợ nhưng chứng nào tật nấy, làm thầy cũng điên đầu. Gia đình tôi và gia đình thầy Hiệu Trưởng quen biết khá thân nên nhiều khi đem lại sự khó xử cho thầy. Tuy nhiên, cái bản tính hiền và tốt của tôi vẫn tồn tại nên mọi việc cũng trôi qua và những lỗi lầm của tôi cũng đã được tha thứ nhiều lần.

Ở tuổi ấy, tâm sinh lý của tôi cũng đã thay đổi, tôi đã biết ăn diện và biết để ý đến những cô gái chung quanh. Khi tôi học đệ tam (lớp 10) trong lớp đã có khoảng trên mười cô bạn nữ sinh cùng lớp, trong đó có một cô là em của bạn chị tôi, nhưng tôi rất rụt rè, mắc cở và không dám nói chuyện. Tôi biết tôi là một đứa con trai rất nhát gái, nhưng cũng cảm thấy thích và muốn có một cô bạn gái cho mình, tôi đã bắt đầu biết để ý và đã cảm nhận được sự tìm kiếm của mình cho một đối tượng để đáp ứng lại tâm hồn bắt đầu biết rung động.
Một buổi trưa đầu Hè gần cuối niên học, dưới bầu trời nắng gắt và khô ráo của một sân trường ít bóng cây, tôi và một vài người bạn trong giờ chơi đang tụ họp tại một xe bán nước giải khát và những loại chè lạnh ở cuối dãy thư viện bên hông trường, đây là nơi tụ họp của những học sinh trai, gái có chút tiền dư rủng rỉnh đến để giải tỏa cái nóng bức của đầu mùa Hè vào những giờ chơi, đổi lớp. Tôi đang ngồi uống gần hết một ly thạch xanh ( loại rẻ tiền nhất ) mát lạnh, khi tôi ngửng mặt lên thì thấy từ xa, phía dãy lầu trước của trường học, có ba cô gái đang tung tăng , đùa giỡn tiến về xe nước giải khát chúng tôi đang ngồi. Từ xa, tôi để ý thấy một cô gái dáng người thon nhỏ, làn da ngâm đen, mái tóc tém gọn gàng, trông rất ngỗ nghịch, đi giữa hai cô bạn, đang huyên thuyên nói cười cùng hai bạn. 

Cả ba bước vội vàng đến hàng chè cạnh đó để thưởng thức những ly chè đá mát lạnh sắp được gọi. Lúc đó đã đủ gần để tôi sững sờ trước một khuôn mặt thật đẹp và duyên dáng. Tim tôi như ngừng đập. Tôi liếc nhìn cô ngây dại, đã đủ gần để tôi nghe được giọng nói Bắc kỳ thánh thót, líu lo từ đôi môi cười đùa duyên dáng với một nốt ruồi duyên trông thật hay hay.  Lòng tôi như chùng xuống và tôi tự cảm nhận được một cảm giác rạo rực, lần đầu tiên trong cuộc đời, tôi biết thế nào là tình yêu, thế nào là sự rung động của con tim. Những người bạn tôi lúc đó cũng có đôi lời bàn tán về ba cô nữ sinh, nhưng tôi hình như không nghe thấy gì cả. Ba cô hình như cũng cảm nhận được điều đó, một đôi chút e dè, nhưng vẫn thản nhiên nói cười, nhỏ nhẹ hơn bớt đùa giỡn hơn, và có vẻ ý tứ hơn. Tôi cố ý lắng nghe ba cô nói những gì, thay vì góp chuyện với bạn bè chung quanh.Tôi đã biết được cô gái tôi để tâm đến tên là Hạnh, hai cô kia một cô tên Hà và một cô tên Hồng. 


Rồi giờ chơi cũng qua đi, đã bắt đầu giờ vào lớp. Ba cô đã bắt đầu trở lại lớp học. Bọn tôi cũng thế, nhưng tôi vẫn chần chờ để xem Hạnh học lớp nào. Tôi nấn ná ngồi lại cho đến khi ba cô bước vào một lớp học ở cuối dãy lầu trước, sau tôi biết đó là môt lớp đệ tứ (lớp 9) con gái, lúc đó tôi mới lẩn thẩn bước về lớp dù rằng đã trễ hết năm, mười phút.


Những ngày đầu mùa Hè, vài cây Phượng ở sân trường hoa đã chớm nở, lòng tôi cũng chớm nở như hoa Phượng.Tôi đã bắt đầu biết yêu, tim tôi đã in đậm một hình bóng của buổi đầu đời. Từ đó, tôi hằng ngày ngồi học ở dãy lầu sau, vẫn thẩn thờ nhìn về phía lớp học của Hạnh trong dãy lầu trước và mơ mộng những ý nghĩ mông lung. Tôi tìm đủ mọi cách để được nhìn thấy Hạnh trong và ngoài giờ học mỗi ngày, cả những lúc tan học khi về đến nhà, hình bóng Hạnh vẫn luẩn quẩn quanh tôi . Mối tình đầu đời trong tôi!

Từ thuở bắt đầu đi học, tôi vẫn thường yêu thích mùa Hè, hằng ngày tôi không phải dậy sớm để đi học, không phải lo lắng học bài hoặc chuẩn bị bài vở cho ngày hôm sau. Dù có xa và nhớ vài người bạn thân trong lớp, nhưng bù đắp, tôi vẫn có những người bạn thân lối xóm, hoặc những người bạn gần nhà để rong chơi ngày tháng, tôi được Bố Mẹ dắt đi thăm bà con họ hàng ở xa, hoặc có họ hàng từ xa đến thăm . Cho dù ở mỗi lứa tuổi, mỗi mùa Hè có khác nhau đôi chút, nhưng chung qui vẫn đem đến tôi những thoải mái, thư giãn cần thiết sau một niên học dài. 

Mùa Hè ấy, tâm trạng tôi hoàn toàn khác với những mùa Hè đã qua, tôi đã không mong đợi trước khi nó đến. Ngày cuối cùng của niên học, thay vì hân hoan, rạo rực trong ngày đó như những năm đã qua, hoặc như nhiều người bạn học chung quanh, lòng tôi buồn man mác, nghĩ đến những ngày tháng dài sắp sửa phải xa Hạnh . Tôi sẽ không còn hằng ngày được ngắm nhìn Hạnh trong tà áo trắng tung tăng nô đùa, cười nói dưới sân trường, sẽ không còn cơ hội lẽo đẽo bước theo Hạnh một quãng đường sau những giờ tan học…



Mùa Hè cũng đã tới, lần đầu tiên tôi đã phải xa Hạnh ba tháng, tôi lòng buồn rười rượi với đầy nỗi nhớ, tương tư ray rứt và lại tìm quên với những bạn bè tôi hằng lêu lỏng. Qua một người bạn có quen biết với Hà bạn Hạnh, suy nghĩ của tôi lúc đó là sẽ cố gắng làm quen với Hà để tìm hiểu thêm về Hạnh. Tôi đã thành công trong ý định đó. Tôi quen được Hà, đã tìm đến Hà để tâm sự trong những buổi chiều Hè nhớ Hạnh trong cô đơn… Nhưng Hạnh vẫn chỉ là một ấn tượng, một bí ẩn, một tình yêu còn nằm trong yên lặng. Đó là khởi điểm của mối tình đầu trong cuộc đời tôi!

Rồi từng mùa Hè trôi qua, mối tình tôi dành cho Hạnh càng đậm sâu trong yên lặng, cho đến tháng 4/75, khi tôi rời xa quê hương cho một cuộc sống mới, cuộc tình đó đã chìm lắng với thời gian… Cứ tưởng rằng… đã quên!

 Bùi Đức Tùng



“Lá thư đầu tiên cho H”


March 19th, 2012
11: 03pm

H thân,

Cám ơn H đã cho Tùng số điện thoại của Hà qua Hải. Tùng có gọi cho Hà hai lần nhưng chưa gặp, có lẽ Hà rất bận như H nói. Từ ngày liên lạc với Hải, đã gợi lại trong tiềm thức mối tình đầu của Tùng dành cho H thời niên thiếu, Tùng muốn liên lạc với Hà, trước hết để thăm hỏi tin tức bây giờ Hà ra sao ? Sau đó để cảm ơn Hà đã đối xử tử tế với Tùng những ngày tháng Tùng đến nhà Hà để tâm sự về H.

Thuở đó xa xưa lắm, đã trên bốn mươi năm, nhưng cảm thấy vẫn như ngày hôm qua, mối tình Tùng dành cho H rất thiết tha và cao quí. Lúc đó Tùng ham chơi lắm nên cảm thấy không xứng đáng với H, đó là lý do Tùng đã không dám làm quen. Tùng chỉ âm thầm nhìn ngắm H mỗi khi có dịp. Mỗi khi thấy H vui cười, đùa giỡn với bạn bè, Tùng vui lắm và ăn ngủ yên giấc, hôm nào không thấy H thì ăn ngủ không yên. Có lần Tùng rất ghen khi thấy có người chở H, nhưng sau đó biết người chở H là ông anh rể nên Tùng đã vui trở lai.

Tùng may mắn qua đây ngày 28/4/75. Đi học lại ngành kỹ sư hóa học tại trường Michigan, ra trường năm 81 và đi làm ở nhiều nơi trên đất Mỹ. Công ty có gởi Tùng về Việtnam mở văn phòng đại diện tại Sàigòn năm 94 đến năm 99 để bán máy điều hòa không khí đủ loại, khi dứt hợp đồng, Tùng quyết định ở lại Việtnam làm tư vấn cho những công ty của Mỹ bán dụng cụ cho những công trình như phi trường, hải cảng v.v. Đến năm 02 thì trở về Mỹ vì công việc làm ăn đã không còn được thuận tiện. Về đây Tùng đi làm lại cho đến năm 08 thì bị laid-off. Từ đó đến giờ Tùng quyết định ở nhà phụng dưỡng bố mẹ để họ không phải vào viện dưỡng lão. Bố Tùng năm nay đã 95t và mẹ đã 91t. Tùng đã hứa với bố, mẹ là sẽ sống với họ cho đến khi họ trăm tuổi.

Tùng lập gia đình rất sớm, cuối năm 77 với một cô bạn người Mỹ cùng lớp. Sống với nhau có bốn cô con gái, đứa đầu tiên sinh năm 78 và đứa út sinh năm 86. Những đứa con của Tùng đã trưởng thành, học ra trường và ba đứa đã lập gia đình. Tùng đã có hai cháu trai và một cháu gái, lại sắp sửa có thêm một đứa cháu nữa. Quên mất, Tùng đã ly dị từ năm 90 và sống độc thân từ đó đến giờ.

Hồi đi làm ở Việtnam, Tùng cũng chỉ gặp Hải có một lần, vì công việc Tùng lúc đó rất bận rộn. Sau này, lúc gần đây Hải liên lạc với Tùng qua HCHS Ngô Quyền, Hải khuyến khích Tùng đọc những bài viết của Hải trên mạng Ngô Quyền, và cho biết trong đó có cả những bài của H nữa. Lúc đó Tùng chưa biết là Hải có quen với H sau năm 75. Sau này qua những bài thơ Hải gởi cho H, có những đối đáp qua lại mà Hải forward cho Tùng thì mới biết. Hải cũng cho Tùng biết là đã forward những tâm sự của Tùng về H cho Hải đến H, và cho Tùng biết một ngày nào đó H sẽ nói chuyện với Tùng. Tùng nghĩ rằng, mình là đàn ông, nên cố gắng mail cho H trước. Mong H hiểu là giờ này Tùng chỉ mong được làm bạn với H và mong ước của Tùng bây giờ là cuộc sống của H sẽ hạnh phúc mãi mãi.

Tùng đã xem và đọc tất cả những sáng tác của H trên Ngoquyen.org và giai phẩm NQ 2011. Tùng rất thích vì đã được biết nhiều về H hơn, tất cả tài năng, tư tưởng , suy nghĩ, dĩ vãng của H... Mong rằng sẽ được tiếp tục thưởng thức những đóng góp của H trong tương lai. H bây giờ không còn tóc tém và trẻ như xưa, nhưng những nét sắc sảo thuở nào vẫn còn đó. Tùng mong rằng H cố gắng giữ gìn mọi hạnh phúc mà H đang có.

Bạn của H !

Bùi Đức Tùng























BA SƯƠNG CỦA TỨ 1

Sương B, Sương Trầm, Sương A

BA SƯƠNG CỦA TỨ 1

Chúng tôi 3 đứa: Nguyễn Thị Ngọc Sương A, Nguyễn Thị Ngọc Sương B, Trầm Ngọc Sương học chung từ lớp đệ Thất 1 của trường Trung Học Ngô Quyền, Biên Hoà năm 1965 đến mùa hè năm 1972 chúng tôi rời trường.

Cả năm lớp đệ Thất, chúng tôi thường bị nhầm lẫn khi được Thầy Cô hoặc bạn gọi tên. Lên lớp đệ Lục, chúng tôi được Cô Bùi Thị Ngọc Lan làm giáo sư hướng dẫn, Cô mới đặt tên thêm cho chúng tôi là A, B và Trầm để dễ phân biệt.

Ba Sương chúng tôi ngồi chung lớp liên tục với nhau từ lớp đệ Thất đến lớp đệ Tứ, đến lớp đệ Tam (lớp 10) chúng tôi theo phân ban, tôi Sương A và 1 nhóm bạn 9 - 10 đứa con gái vào lớp Tam B1, học chung với lớp Tứ 4 con trai theo ban B (Toán) , đến năm lớp đệ Nhứt (12) tôi trở lại ban A (Vạn Vật) thì mới học chung lại với Sương B và Sương Trầm.

Bốn năm Đệ Nhứt Cấp và năm cuối cùng của bậc trung học, 3 Sương thân quen nhưng không thân thiết, mỗi Sương là một góc trời riêng. Và cho đến bây giờ, mỗi Sương chúng tôi cũng là một góc trời riêng nhưng chúng tôi có cơ duyên để thân thiết nhau hơn.

 Người vui tính nhứt trong 3 Sương là Sương Trầm và là nhịp cầu kết nối giữa các bạn gần xa.

Sương Trầm
Sương Trầm từ lúc còn đi học cho tới giờ lúc nào cũng có tiếng cười dòn như bắp rang, tiếng cười của nó cộng với tài chơi chữ rất thông minh và nụ cười nở bên hai má tròn phúng phính của nó từ nhỏ cho tới giờ giống ông già Noel (đừng phiền nha Sương) làm khích động mỗi người cười vang, vui ơi là vui.

Lúc nhỏ đi học, ngày nào Sương Trầm cũng được Má của nó lái xe Volkswagen, đưa nó đến trường lái tận đến trước cửa phòng Giám Thị. Mỗi lần tôi vội vã bước xuống xe Lam, ôm cặp đi bộ vào sân trường để đến lớp học, là thấy Sương Trầm bước xuống từ xe nhà trước phòng Giám Thị như một tiểu thơ quý tộc, tôi nhìn Má nó mà lòng ngưỡng mộ vô cùng vì thời đó ít có phụ nữ nào lái xe hơi và ít ai có xe mà lái.

Trong lớp bọn con gái thường kết bè chơi chung nhau và bè thường thay đổi theo mỗi năm học. Lên đệ Tứ, bè nhóm kết nhau thấy rõ nhứt. Trong lớp Tứ 1 chúng tôi lúc đó, nếu ai chú ý sẽ thấy gần như có 3 nhóm: nhóm 1 vui chơi (thích chơi hơn học, thích kết bè đi ăn hàng, thích đi rểu rểu) , nhóm 2 ngũ qủi (tập làm người lớn, thích kết bạn với các anh lớp lớn hơn) và nhóm 3 ăn học (ăn rồi thì học, thích học hơn chơi) .

Sương Trầm lúc đó là "chủ xị" ở nhóm 1, náo động, tung tăng, dồn dã, khoái chọc ghẹo bạn nầy bạn kia nhưng cũng chăm học. Nếu tôi nhớ không lầm năm lớp Tứ1 nó thường đi bè chung với Phương, Thu, Phượng, Yến Tống, Ngân, Phạm Lan, Nguyệt, Liếng… hay kéo nhau chụp hình chung trong sân trường hoặc trong tiệm chụp hình, hoặc đi ăn hàng các quán tiệm trước sân trường giờ giải lao, hoặc xông xáo lo tổ chức những buổi tất niên cho lớp dịp gần tết. Thích vui chơi nhưng không quên nhiệm vụ học, đến ngày thi Tú Tài 2, Sương Trầm và Sương B với tôi ngồi gần nhau trong phòng thi của một trường thi ở Sài Gòn lúc bấy giờ, rồi sau đó hầu như tôi không gặp Sương Trầm nữa, dù chỉ là 1 lần thôi do ngẫu nhiên.

Mùa hè năm 1972, khói lửa chiến tranh lan tràn khắp nơi trên quê hương, hoàn cảnh gia đình của ai nấy ít nhiều cũng ảnh hưởng và thay đổi. Tốt nghiệp trung học xong lúc đó, mỗi học sinh chúng tôi đều suy tư, lo lắng cho tương lai của mình, và chắc đó là nguyên nhân mà tôi không gặp Sương Trầm và nhiều bạn học chung khác ở NQ trong thời gian dài.

Mãi đến hơn 20 năm sau, tình cờ trong 1 buổi tiệc nhỏ nhóm bạn ở nhà Phước (Tứ4) , chủ yếu là các ông bạn Tứ4 như Phước, Thu, Nghiêm, Ẩn-G, Cang,… và vài bạn Tứ1 có Sương Trầm, Sương A, Phương… tôi mới được tái ngộ Sương Trầm. Mừng rỡ, tôi hỏi Sương Trầm luồng gió mát nào đưa nó tới để tôi gặp lại nó, thì được biết nó làm cô giáo, dạy chung trường NQ với Hồ Xuân Nghiêm (lúc đó Nghiêm làm Hiệu Trưởng) , Nghiêm rủ nó và nó rủ thêm một vài bạn cùng nhóm (1) của nó ngày xưa đến tham dự cho vui buổi tiệc nhỏ do Phước tổ chức nhân dịp Ẩn-G từ Nhựt về (lúc đó anh Ẩn-G là fiance' của tôi) . 


Sương Trầm, Phước

Lâu lắm mới gặp lại Sương Trầm thấy nó vẫn tròn trịa tươi tắn, cười tươi như hoa như ngày nào, vẫn thích chọc ghẹo thọt lét cho mọi người cười (nụ cười là 10 thang thuốc bổ mà! ) . Dù lần đầu tiên mới biết Ẩn-G, nó dám trêu chọc: " Ông ẨnG, Sương A là bạn tui mà cớ sao ông không để nó ngồi gần tui mà ông kéo nó ngồi bên ông là cớ làm sao? ! hihi  … . " Vài năm sau đó nhân ngày cưới của chúng tôi, lúc tiệc tàn, Sương Trầm chạy lại ôm chú rể, ỏng ẹo nói :"Tối ngủ ôm Sương thì Sương nào cũng là Sương nha… . " Sương Trầm vậy đó, vui tươi, lạc quan, yêu đời, yêu tình bạn, bạn nào có sầu đời, có thắc mắc cõi lòng hay đau khổ điều gì, hãy tìm đến Sương Trầm nha, sẽ có nụ cười ngay… .

Rồi từ ngày gặp lại Sương Trầm ở nhà Nguyễn phùng Phước Tứ4 năm đó, chúng tôi không để mất liên lạc nhau nữa, dù tôi rời VN qua Nhựt theo đức lang quân của tôi, dù Sương Trầm ở BH, chúng tôi liên lạc gần gũi nhau hơn. Chính nhờ Sương Trầm mà tôi tìm lại nhiều bạn khác ở trong và ngoài nước như Như, Á, Sương B, Tuyết Nhung… (riêng chỉ có Hoa Huỳnh tôi liên lạc được nhờ site CHS NQ), Sương Trầm rất "chịu chơi" trong tình bạn cho nên dù cho mưa gió, bão bùng, dù cho để chồng nó ngồi chèo queo một mình chờ cửa nó tới khuya ở nhà, khi nghe bạn bè từ xa về rủ nó đi uống cà phê tâm sự là nó không hề "tại, bị"gì hết mà từ chối.

Sương Trầm là đại diện chính bên nữ, Tứ 1, và Phước, Tứ4 bên nam để liên lạc, tổ chức họp bạn Tứ1Tứ4 hàng năm sau khi 2 vợ chồng Long Tứ4 và Ngọc Hạnh Tứ1 đứng ra khởi xướng và tổ chức có bài bản hơn từ năm 2005. Những lần đầu họp bạn Tứ1Tứ4 tổ chức thường do ngẫu hứng không có sắp xếp trước, thường vào mùa hè mỗi năm, sau nhóm tổ chức và các bạn bàn bạc đổi lại ngày họp mặt hàng năm tổ chức vào dịp tết, ngày chủ nhựt đầu tiên sau 3 ngày tết nguyên đán, vì tết thì các bạn về sum họp gia đình, dễ gặp nhau hơn ngày thường. 

Sau những lần họp bạn, chúng tôi thường rủ nhau đi uống cà phê ở Cội Nguồn hoặc Ghi Ta, rút tỉa kinh nghiệm của buổi tổ chức về địa điểm, món ăn thức uống, về nội dung và không khí buổi họp mặt sao cho vui vẻ đượm tình, Sương Trầm là người có nhiều ý kiến"xôm tụ" nhứt.

Bây giờ, được sự hiếu khách niềm nở của ông xã của Sương Trầm, với lòng quí mến bạn vốn có, họp bạn Tứ1Tứ4 hàng năm chắc sẽ tổ chức tại nhà Sương Trầm , chỗ thuận tiện cho các bạn từ nhiều nơi về vì nhà nó rộng rãi, tại trung tâm của thành phố, rất dễ ghé.

Các bạn Tứ1Tứ4 gần xa, trong lẫn ngoài nước, nếu có dịp và muốn gặp lại bạn cũ cùng học dưới mái trường NQ năm xưa, xin các bạn đừng do dự, hãy đến họp bạn dịp tết ta, tôi tin chắc Sương Trầm sẵn lòng mở rộng vòng tay vui mừng tiếp đón các bạn.

Phải nói rằng, Tứ1Tứ4 chúng ta nói chung, và tôi Sương A nói riêng, rất may mắn có 1 người bạn tốt như Sương Trầm (tôi nói thật 100%, không lancer Sương Trầm đâu! ) . Mỗi lần ở xa về, người bạn đầu tiên tôi bốc máy để phone là Sương Trầm vì biết chắc thế nào nó cũng mừng vui và phác họa chương trình nầy kia để gặp nhau, để có dịp hàn huyên tâm sự, để gặp bạn nầy bạn kia. Lần nào gặp Sương Trầm, tôi mơ ước được cuộc sống an định như nó trong lòng quê hương BH, không phải chạy theo cái đồng hồ tất tả làm việc kiếm tiền để trả đủ loại bill cuối tháng, không phải bị áp lực của cuộc sống đè nặng như ở xứ người. Thanh thản, hạnh phúc bên chồng con và cháu nhỏ, vui tươi khỏe mạnh, có bạn và quí bạn, ở Sương Trầm có được mà không phải ai cũng dễ có. 




Còn Sương B?

Những ngày còn đi học, Sương B là người đẹp như nàng thơ trong 3 Sương chúng tôi.

Sương B, Phước

Dáng người mảnh khảnh, làn da trắng, khuôn mặt xuơng xuơng, nụ cười hiền hòa ít nói, mặc áo dài trắng, đội nón lá nghiêng nghiêng ôm cặp đi học, đi bộ từ nhà trên đường Hàm Nghi đến trước nhà thờ Khiết Tâm, để đón xe Lam vô NQ và ngược lại từ nhà thờ đi bộ về nhà, hình ảnh xưa đó của Sương B làm tôi nhớ tới nét vẽ của họa sĩ  Trịnh Cung, và bài hát "Ngày xưa Hoàng Thị".



Sương B, Phước, Như

Trong lớp, Sương B trầm hơn Sương Trầm, bạn nào cũng chơi không nhập rõ ràng vô nhóm nào, lúc có chuyện vui trong lớp thì sẵn lòng tham dự và có tiếng cười cũng dòn lắm, lúc bình thường có vẻ chăm chỉ học hành  hơn là thích vui chơi. Suốt 4 năm đệ nhứt cấp cũng như năm lớp Đệ Nhứt, tôi và Sương B không ngồi gần nhau, nhưng mỗi lần gặp nhau trên xe làm từ nhà thờ KT vô NQ và ngược lại, hoặc có dịp gần nhau trong lớp, tụi tôi thích trao đổi với nhau chuyện học hành (dạo ấy tôi thường nói chuyện với Sương B nhiều hơn Sương Trầm) .Tôi hưởng ứng liền những lần bạn  nào khoái tôi rủ tôi hoặc có thêm vài đứa bạn khác tới nhà tụi nó chơi những lần nghỉ 2 giờ sau, như Mỹ Nga nhà tận ở Thủ Đức, Đẹp nhà ở Chợ Đồn, Ngọc Nhung nhà ở Cù Lao gần nhà cô Bàn,Á nhà ở Cù Lao gần chùa Đại Giác, Sương B nhà trong hẻm Thầy Ba Xuân, những lần đến nhà bạn chơi như thế là những kỷ niệm đẹp khó quên của thời cắp sách của tôi.

Sương B rủ tôi đến nhà nó chơi 1, 2 lần năm lớp đệ Ngũ và lớp đệ Tứ, tôi mới biết được Sương B là cháu ruột kêu thầy Lương Văn Tí, Giám Thị NQ, bằng cậu. Nhà Sương B chung rào với nhà thầy Tí, có sân rộng với cây cảnh, có Bàn Trời, thềm nhà cao với hàng hiện mát mẻ, dưới mái hiên tụi tôi ngồi tán gẫu với nhau hàng giờ, nói chuyện trên trời dưới đất như nhận xét về cách dạy của Thầy nầy Cô kia, khen chê bạn nầy bạn nọ trong lớp, rồi chuyện tương lai học gì làm gì, hoặc chuyện có anh chàng ngoài đầu hẻm, cứ ôm máy chụp hình chạy ra chụp nó mới lần nó đi học về đi ngang nhà…


Đường đời lắm ngả, cũng như với Sương Trầm, sau ngày tốt nghiệp trung học, chúng tôi hầu như không gặp nhau nhưng sớm hơn Sương Trầm, khoảng đầu thập niên 1990, nhân một hôm tôi đi chợ BH tình cờ gặp Sương B và ông chồng của nó đứng bán quần áo trong 1 gian hàng quần áo ở trong chợ. Gặp nhau mừng rỡ, 2 đứa nói chuyện huyên thuyên để mặc cho ông xã nó lo bán hàng, tôi biết được Sương B cũng làm cô giáo sau khi tốt nghiệp Trường Quốc Gia Sư Phạm trước năm 1975, đi dạy được vài năm sau 1975, đồng lương cô giáo ít quá không đủ sống, nó bỏ nghề dạy học, rồi chọn nghề mua bán. Và rồi nó nói nhỏ cho tôi biết là đang sửa soạn dẹp gian hàng mua bán nầy, để theo gia đình chồng nó qua Mỹ định cư. Trong lòng tôi thoáng buồn 5 phút, dù tôi có chia sẻ niềm vui với nó lúc đó vì nó có vẻ hớn hở sắp được "xuất ngoại", vì tôi có cảm giác như mình bị bỏ lại và khi nó đi xa xứ như thế biết có cơ hội nào gặp lại. Thời gian trôi qua, lần sau đi chợ BH đi ngang gian hàng đó, không thấy vợ chồng Sương B đứng bán  hàng nữa, tôi nhủ thầm : "Sương đã đi rồi! ", lại buồn một chút, và cố vui lên với những gì mình đang có: sống trong lòng quê hương dẫu đang khó thương, gần Má gần anh em gần người thân thuộc… .

Trong một tiệm cafe ở Bình Dương

Rồi bẵng đi hơn mười mấy năm, nhờ Sương Trầm tìm kiếm và liên lạc, tôi gặp lại Sương B qua điện thoại mà thôi. Với giọng nói không còn giống như lúc còn ở VN, SươngB nói liên tục, nói mà không cần nghe tôi nói, kể cho tôi nghe đủ thứ chuyện từ ngày nó rời BH tới  nhiều chỗ rồi cuối cùng đến sống ở Chicago. "Giấc mơ Mỹ Quốc" của nó giờ có rồi và  phải trả giá bằng nhiều thứ , trải qua nhiều thử thách, và kết cuộc giờ nó làm bà chủ 1 tiệm nail.
 Rồi chúng tôi hẹn gặp nhau ở Cali năm 2009, lúc đó tôi, Sương B và Tuyết Gương gặp nhau tay bắt mặt mừng. T. Gương không thay đổi nhiều, nhưng Sương B thay đổi nhiều quá, không còn dáng vẻ một thiếu nữ Việt Nam kín đáo, nhẹ nhàng duyên dáng, gợi cảm như xưa nữa, Sương B giờ nói nhiều, phản ứng mau, động nhiều hơn tĩnh, chua cay cuộc đời nhiều hơn yêu đời.




Tôi và Sương B dù ở Mỹ nhưng sống xa nhau, chúng tôi thường liên lạc với nhau qua phone, trong nhiều lần nói chuyện điều tôi hay nghe nhứt là nó thường tâm sự thời tuổi trẻ của nó trước 1975, đặc biệt có biết bao chàng trai theo đuổi (những người nầy tôi chẳng biết là ai, mà phải ngồi nghe nó nói ! ) mà sao tim nó lạnh lùng đến năm 30 tuổi, nó giựt  mình cảm thấy mình chưa có được mối tình vắt vai như ý, vội vã lấy chồng là người được giới thiệu từ em của bạn nó…

Sương Trầm, Lập, Như, Sương A

Luôn nuối tiếc quá khứ êm đềm lúc còn nhỏ ở quê nhà, Sương B không còn ít nói nữa, tiếng cười của nó không còn hồn nhiên nữa, cứ mỗi lần sau khi nói chuyện với nó tôi cảm nhận được  con người đều có cái "số" hết, số may hay số không may, số được hay số bị không biết đến từ đâu? !

Lan, Sương B, Sương Trầm

Tôi cảm thấy bạn bè hẹn gặp nhau không nơi nào ở xứ người vui bằng quê hương BH của mình, nên năm 2011 tôi gặp lại Sương B ở BH. Năm đó, 3 Sương chúng tôi gặp nhau ở BH như 1 phép lạ, chúng tôi họp bạn, hẹn hò đi uống cà phê, vui chơi nhiều chỗ trong đó có lên tận nhà vợ chồng Vân ở Bình Dương, cười suốt ngày quên bẳng đi và cũng không muốn nhắc tới những lo toan cho cuộc sống nơi xứ người.

Ẩn-G, Phước, Lan, Sương B ở quán cafe Cội Nguồn

Khi 3 chúng tôi ngồi gần nhau, Sương này cứ nghĩ Sương kia hạnh phúc hơn mình, nhưng có một điều rõ ràng là Sương B cũng như tôi tới tuổi nầy chưa rõ ràng "nơi đâu là chốn quê nhà" như Sương Trầm.

Còn Sương A tôi thì sao? 

Sương A ở Nhựt

Thiệt khó để nói về mình, nhưng chắc chắn là tôi không "sáng sân khấu" như Sương B hoặc Sương Trầm. Thiệt tình mà nói, tôi có vẻ hiền lành, mộc mạc, chân tình, và tôi cảm thấy an tâm về dung nhan của mình từ khi ông xã Ẩn-G của tôi nói "Cái nết đánh chết cái đẹp" khi anh ấy thấy đức hạnh của tôi nổi bật hơn dung nhan của tôi (mặc dù tôi cũng cần sắc đẹp lắm, phụ nữ mà! ) .

Sương A ở Cali

Không được Má đưa đi học bằng xe hơi như Sương Trầm, không được đi bộ thong thả như Sương B để đến trường, 7 năm dài trung học của tôi cũng như anh chị em tôi việc đi lại để đến trường về nhà vất vả lắm.

Nhà tôi ở làng quê Tân Ba , là điểm giữa của quận Tân Uyên (quê hương nhà văn Bình Nguyên Lộc) và tỉnh lỵ Biên Hòa. Học sinh học xong tiểu học ở Tân Ba đều phải thi vô trường trung học quận ở Tân Uyên, thời kỳ đó đất nước có chiến tranh, ý thức được việc đi lại và trường ốc ở Tân Uyên không an ninh, Ba tôi đưa anh chị em chúng tôi về BH học.

Chỉ trừ chị Hai tôi, chị lớn nhứt, học ở trường Trung học Tư Thục Tiến Đức, từ anh Ba tôi đến đứa em gái út thứ 10 của tôi đều học ở NQ, nên anh em tôi là một tiểu gia đình trong đại gia đình trung học NQ xưa.

Lúc đó thi vô lớp đệ Thất trường NQ khó lắm vì thi tuyển, gần như 100 học sinh chỉ chọn 1 học sinh thôi. Cho tới bây giờ tôi vẫn còn nhớ cảm giác sung sướng của mình khi biết mình đã thi đậu vô lớp đệ Thất (lớp 6) của trường trung học NQ thời đó.Khác với ông anh thứ 5 của tôi, anh Xuân, anh được học ở trường tiểu học Nguyễn Du, học trò cưng lớp Nhứt (lớp 5) của thầy Huỳnh Ngọc Chấn, cuối năm anh được phần thưởng danh dự của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, và khi thi vô NQ anh đậu thủ khoa, với sự mừng vui hãnh diện của Ba Má Anh Chị tôi, tôi thì học lớp Nhứt ở trường làng, nhưng tôi cũng thi đậu vô NQ dù đậu thứ. Ba Má tôi cũng vui với nỗi vui mừng của tôi, những ngày gần đến tựu trường Má tôi  lo đặt may cho tôi trước 2 cái áo dài trắng để mặc cho ngày thường và 1 cái áo dài xanh để mặc cho ngày thứ hai. Lần đầu tiên tôi luộm thuộm vụng về khi mặc thử chiếc áo dài trắng vào người, Má tôi cười vui hạnh phúc khi thấy con gái mình không còn bé nhỏ nữa, anh Ba tôi cười nói: "Về BH, vô NQ ráng học cho giỏi, không để tụi bạn nó cười, nói mình là dân nhà quê xuống nha em… " Không ráng như anh Ba tôi nói, một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, tôi học trội hẳn nhiều bạn trong lớp ở thị thành BH (dĩ nhiên là học trội hơn Sương B Sương Trầm rồi! :-)) , dĩ nhiên cũng có vài bạn học không thua tôi như Hồng Cúc, Kim Điền, Như… , mấy năm sau có Huệ nổi lên nữa.


Như, Thêu

Mỗi tuần học sinh NQ lúc đó có 3 buổi học buổi sáng và 3 buổi học buổi chiều. Ngày nào học buổi chiều, Má tôi lo và câu nói thường xuyên của Má tôi khi dặn anh em tôi trước khi đi học là "chiều về ráng bương bả ra về nha con, nếu tối quá thì ở lại nhà Hai Hương (chị họ tôi) ", và tôi cũng đã thực sự lo âu sau những buổi học chiều về muộn.Trong lúc các bạn học chung lớp của tôi đã về nhà an  vui bên bữa cơm chiều với gia đình ở BH tương đối bình an, tôi hồi hộp lo âu còn đứng chờ chiếc xe Lam cuối cùng ở chợ BH để về nhà, từ BH về Tân Ba chỉ có khoảng 10 km mà có cảm giác như xa lắm vì khi chiều xuống có vẻ bất an, việc đụng độ có thể xảy ra trên đường về ở khoảng Hóa An, khúc quẹo cầu Ông Tiếp, Bến Đò Trạm… Khi biết chắc không còn xe về nhà nữa, tôi đành phải ở lại, sáng sớm đón xe về nhà thấy còn mâm cơm còn đậy cái lồng bàn để trên bàn ăn mà Ba Má tôi đợi đêm qua…


Sương B, Vân

Khoảng thời gian tôi học lớp đệ Nhị (lớp11) bắt đầu có Cầu Mới bắt ngang sông Đồng Nai thì việc đi lại từ Tân Ba xuống Biên Hòa đỡ mất thời gian hơn. Trước đó, mỗi buổi sáng hay mỗi buổi trưa đi học, anh chị em tôi phải cộng thêm thời gian kẹt xe ở Cầu Gành, vì xe Lam phải chạy vòng ngang Chợ Đồn, qua 2 câu rồi mới vô Biên Hòa. Hôm nào không kẹt xe thì tôi đến lớp sớm, hôm nào xe lửa đến chậm thì tôi hay bị trễ năm ba phút. Tôi thường xuống xe ở trước nhà thờ Khiết Tâm (Công Trường Song Phố) để đón xe Lam khác vô trường. Có vài lần tôi gặp và đi chung xe với Cô Bạch thị Bê, dạy Quốc Văn, lần nào Cô cũng trả tiền xe cho cả đám nữ sinh chúng tôi trên xe dù có người học với Cô hoặc không học với Cô như tôi. Tôi còn nhớ và cảm động không ít khi gặp Thầy Nguyễn Minh Mẫn, dạy tôi Pháp Văn năm lớp đệ Ngũ, chạy xe WW (loại xe giống xe của Má Sương Trầm) ngang nhà thờ, thấy tôi Thầy dừng xe lại, mở cửa, gọi tôi: "Sương, lên xe đi con". Trong lúc Thầy chạy đến sân trường và có tôi ngồi bên, Thầy hỏi thăm tôi một cách chậm rãi bằng tiếng Pháp, tôi chú ý lắng nghe và đáp lại cũng bằng tiếng Pháp, Thấy cười hiền hòa. Cho nên tôi khó quên Thầy và kính Thầy như Cha. Sau nầy, qua site của CHS NQ, tôi biết Thầy đã qua đời tôi buồn lắm vì chưa có dịp kiếm thăm Thầy để cúi đầu chấp tay tạ ơn Thầy thì Thầy đã qui tiên.


Như, Sương A ở Thủy Tùng 2


Với tôi, những năm đi học vô tư và hồn nhiên nhứt là những năm để nhứt cấp. Sương Trầm nổi bật với nhóm bạn riêng thích vui chơi hơn vui học, Sương B và tôi thì không nổi bật như thế. Thực ra tôi không rõ Sương B lắm, riêng tôi thì lúc đó tôi thấy càng học càng thấy vui, vui khi giải ra được 1 bài toán khó, hoặc làm đúng hết những bài tập của Thầy Cô, nên tôi không thích đi ăn hàng rểu rểu như nhóm 1, không thích tập làm người lớn như nhóm 2, mà đa phần thích đọc sách vở của Thầy Cô, tôi thấy mình ở nhóm 3.


Tùng, Ẩn-G

 Đặc biệt năm lớp Tứ1 trở về sau, đa số những bạn học khá học chăm trong nhóm 3 thường ít chơi thân với các bạn học bình thường khác trong lớp. Tôi thì hòa đồng, không"phân biệt giai cấp" giỏi, dở. Tôi nhớ dạo lớp đệ Ngũ và đệ Tứ  tôi ngồi gần với Dương Ngọc Nhung, Tống Ngọc Niên, 2 bạn nầy thường rủ tôi sau giờ tan học buổi sáng hoặc khi nghỉ 2 giờ sau, có hôm thì ra cho BH vô tiệm chụp hình Phạm Lung để chụp hình kỷ niệm, hoặc có hôm đi ăn hàng hoặc vô tiệm bánh Ngọc Hương ở đầu chợ mua bánh kẹo, hoặc đi mua vải tơ lụa may áo dài đi học khi có vải đổ đống bán hạ giá. Tôi nhìn không ra Ngọc Nhung sau mấy chục năm không gặp, khi gặp lại nó lần họp bạn năm 2005 ở nhà Long - Ngọc Hạnh. Nghe Nhung nói thì Niên đi Pháp với gia đình sau mấy tháng từ tháng 4 năm1975, tôi rất muốn liên lạc với Niên mà không biết giờ Niên ở đâu.

Lập, Phước, Nghiêm, Cang, Thu, Sương A, Ẩn-G

Tôi cũng có nhiều kỷ niệm với Á năm lớp đệ Tứ lúc Thầy Đoàn Viết Biên là giáo sư hướng dẫn chúng tôi, và Thầy giao cho tôi làm Trưởng Ban Biên Tập Đặc San Xuân Tứ 1 niên khóa 1968 - 1969. Tôi và một số bạn xuống nhà Á ở Cù Lao để soạn bài các bạn gửi đăng, vì nhà Á rộng rãi và yên tĩnh, rồi đi với Á tới Sài Gòn để đặt in. Dù cùng lớp nhưng Á lanh lợi lắm , tôi nhớ lúc đó đi theo Á xuống Sài Gòn tôi như con nai vàng ngơ ngác, còn Á như "chúa tể rừng xanh" đường xá ngõ ngách nào A cũng biết...

 

Tôi từ giã đa số các bạn trong đó có Sương Trầm và Sương B lúc học hết năm Tứ1 để lên lớp Tam B1 với một nhóm bạn gái khoảng 10 đứa. Nhóm con gái chúng tôi nhỏ bé ngồi ở dãy giữa trong 3 dãy của lớp mà 2 bên là hầu hết lớp con trai Tứ 4 lên.


Họp bạn 2007


Lần đầu tiên học chung với con trai, tôi bắt đầu chú ý coi những ông trai nào học giỏi hơn đám con gái chúng tôi, nhứt là trong giờ Toán, Lý, Hóa và Sinh Ngữ. Lúc đó chúng tôi nghe nói lớp Tứ4 quậy phá lắm (cả lớp Tứ 4 bị phạt quỳ cột cờ) , mà sao gần hết 1 lục cá nguyệt của năm đệ Tam, bọn con gái chúng tôi nói với nhau đâu có ông nào "quậy" đâu, và tôi chưa thấy "ngôi sao" nào học hành sáng chói để tôi nể hết ! Tôi chỉ biết có một nhóm mấy người vì vấn đề tuổi tác lính tráng thời đó, đang lo học để thi nhảy, tức là đang học lớp đệ Tam mà phải lo học lớp đệ Nhị (lớp 11) để chuẩn bị đi thi Tú Tài 1.


Phạm đình Trọng


Sau nầy hồi tưởng lại, tôi nhận ra rằng năm lớp đệ Tam B1 là năm đáng ghi dấu nhứt trong thời gian đi học của tôi. Bởi vì bắt đầu năm nầy, không những riêng tôi mà các bạn học gái cũng như trai trong lớp, chúng tôi bắt đầu biết suy tư và lo cho tương lai học hành của mình sau khi ra trường. Đám con trai lo lắng nhiều hơn đám con gái, vì chỉ cần chểnh mảng việc học hành thì dễ dàng " xếp bút nghiên theo việc đao cung", đám con gái 9 - 10 đứa chúng tôi trong lớp ít còn nhởn nhơ vừa học vừa chơi như những năm đệ nhứt cấp nữa, đứa nào cũng có vẻ chăm chỉ học hành hơn, tôi thì không còn trạng thái "khinh địch" nữa, khi phát hiện thấy có Nguyễn thị Huệ học nổi bật lên thấy rõ so với những năm học trước bình lặng hơn nhiều.


Sương Trầm, Cúc, Đẹp, Như, Thêu, Sương A

Tôi luôn kính trọng các bậc Thầy Cô dạy mình từ lúc học i tờ cho đến khi lớn lên, nhưng năm lớp đệ Tam B1 Cô Mỹ dạy Pháp Văn chúng tôi đã cho tôi ấn tượng sâu sắc khó quên về Cô. Dáng vẻ thanh lịch với chiếc áo dài cổ tròn không có bâu đứng , tóc cắt ngắn kiểu Sylvie Vartan, phong cách dạy nhẹ nhàng dễ hiểu, tiếng Pháp của Cô phát ra tự nhiên ngọt ngào, đã ảnh hưởng đậm đà trong ánh mắt của tôi lúc đó và nghề nghiệp của tôi sau nầy. Sau nầy tôi làm công việc dạy học trò môn Sinh Ngữ như Cô, tôi thường tự nhủ khi đứng trên bục giảng rằng mình được phân nửa như Cô về hình thức lẫn kiến thức giảng dạy là mừng lắm rồi.



Ẩn-G, Sương A

Điểm đánh dấu  kế tiếp cũng không thể nào quên  trong năm lớp đệ Tam của tôi là do sự kỳ diệu nào đó hay do duyên tiền định, vào mùa Giáng Sinh và tất niên, trong đám con trai thi nhảy có một chàng lọt vào mắt xanh của tôi và làm tim tôi thổn thức.


Tôi đâu có ngờ rằng chàng trai đó làm tim tôi thổn thức trong thời gian dài 30 năm với lận đận, xa cách, nhớ nhung, buồn tủi trước khi trở thành người phối ngẫu của tôi. Và trước khi "hoàng tử cỡi ngựa trắng" về rước tôi đi xứ Hoa Anh Đào sống chung với chàng cách đây gần 15 năm, dù cho chúng tôi xa cách, dù cho "ai có nói ngã nói nghiêng", tôi luôn có niềm tin chúng tôi có một ngày "happy end" , chấm dứt giai đoạn trắc trở của cuộc tình. 



Sương A, Ẩn-G ở  tiệm cà phê  Nhựt

Đúng vậy, tôi đã trải qua sống gần 10 năm êm đềm hạnh phúc ở Nhựt Bổn, vừa đến Mỹ gần 5 năm nay, tôi và Ẩn-G, chúng tôi vừa là bạn, vừa là người tình, vừa là vợ chồng, chúng tôi dễ dàng hiểu nhau khi nhắc đến Thầy Cô, bạn bè cũ thời trung học. Chúng tôi nói chuyện,tranh luận với nhau về những chuyện chính trị, tôn giáo, văn chương, ăn nhậu, chuyện "trên trời dưới đất", thậm chí đến những môn học như Toán, Sinh Ngữ, Hóa Học, Vật Lý, như hai người bạn cùng lớp mà kết quả sau cùng của cuộc tranh luận  là một cái hôn nồng nàn như thời còn đi học :-) 


Có lẽ những ngày ở Nhựt là những ngày sung sướng nhứt của tôi. Ẩn-G đã tập cho tôi tính la cà ở những tiệm cà phê và quán ăn Nhựt. Hết tiệm cà phê nầy qua tiệm cà phê khác anh dẫn tôi đi thưởng thức mùi cà phê và cách phục vụ chu đáo của người Nhựt. Đi đến nơi nào lạ, việc thứ nhứt chúng tôi làm là đi kiếm tiệm cà phê, sau đó là tiệm ăn, sau cùng mới là tiệm sách.  Có một lần lúc mới đến Nhựt, thấy tôi không ăn quen mì soba Nhựt (bây giờ thì tôi mê nó lắm)  Ẩn-G dẫn tôi đi Hồng Kông để ăn mì Tàu, thấy tôi ăn đồ ăn Nhựt chán, anh dẫn tôi đi ăn đồ Tây, đồ Ý, đồ Tây Ban Nha... Anh "cưng" tôi như trứng mỏng như thế để bù lại những ngày xa cách. :-)

Chúng tôi có chung đặc tính là quí bạn, quí tình bạn, cần có bạn. Do đó, sau lý do chính mỗi một lần về VN thăm gia đình, chúng tôi muốn gặp lại bạn bè cũ.

Sương A trong bộ Kimono, quốc phục Nhựt Bổn

Có lẽ để tiện việc liên lạc bạn bè xa gần với nhau, từ năm 2005 anh Ẩn-G bắt đầu thực hiện trang Web Tứ1Tứ4, và gần đây nhứt, tháng 10 năm 2012 hai chúng tôi dù bận đã nâng cấp và chỉnh đốn từ từ lại site nầy, để tất cả các bạn CHS của Tứ1Tứ4 NQ năm xưa có cơ hội gần gũi , gặp nhau nhiều hơn dù trên internet hay ở nơi nào trong hoặc ngoài nước.

Thời học sinh ai cũng có ít nhiều kỷ niệm, có người luôn nhớ mà có người cũng đã quên. Ba năm đệ nhị cấp của tôi, tôi không gặp cũng như ít để ý về Sương Trầm hoặc Sương B, tôi ngồi gần Như, và chúng tôi là đôi bạn thân thiết vì hợp gu với nhau trong học hành, chúng tôi luôn bàn cãi với nhau những bài toán khó về Hình Học lớp đệ Nhị của Thầy Kỷ, về toán Lượng giác của Thầy Hiệp, và toán Lý của Thầy Phúc, toán Hóa của Thầy Thể và Tân  Toán của Thầy Để lớp đệ Nhứt. Tôi, Như cùng rủ Thêu, và Mỹ Nga ở trọ nhà bà con của Như ở Sài Gòn để thi Tú Tài 2. Tôi và Như thân nhau
 như thế mà không hiểu sao bẳng đi thời gian dài hơn cả Sương Trầm và Sương B tôi tìm không ra Như. Ngày tôi lên xe hoa, tôi nhờ Sương Trầm cố tìm Như nhưng không gặp, mãi sau nầy nhờ Nguyệt và Sương Trầm tôi mới gặp lại Như năm 2005 ở buổi họp bạn nhà Ngọc Hạnh và Long. Gặp lại Như sau hơn 20 năm, chúng tôi mừng mừng tủi tủi, Như không thay đổi mấy gặp là nhìn ra liền, nhưng có vẻ chững chạc và thời trang hơn.

Rồi từ Như, tôi biết được tin tức về Nga và Thêu. Nga giờ khó gặp vì Nga thích sống yên tĩnh nơi cửa Phật xa cảnh ngoài đời đầy bụi trần, Thêu là tỉ phú chủ công ty may mặc ở Bình Thạnh, Sài Gòn.

Trưa mùng 2 tết năm 2007 nhóm bạn gái Tứ 1, cũng nhờ Sương Trầm liên lạc, và 1 nhóm bạn trai Tứ 4, nhờ Phùng Phước liên lạc, chúng tôi uống cà phê ở quán cà phê Thủy Tùng 2, chủ yếu để tôi gặp lại Thêu.

Ẩn-G, Sương Trầm, Cúc, Thêu, Phước

Lâu lắm mới gặp lại Thêu , Thêu tươi sáng có vẻ 1 nhà nữ kinh doanh dù tiếng nói vẫn nhỏ nhẹ như thời đi học. Tôi nhớ khoảng lớp đệ Ngũ đệ Tứ Thêu chơi chung trong nhóm ngũ quĩ, thích viết thơ kết bạn bốn phương. Nhà Thêu có kiosk bán bưởi ở đầu cầu Gành, lúc đó đi học Thêu "bảnh tẻng" chạy xe Yamaha Dame màu xanh blue đến trường. Lên lớp đệ Tam B1 Thêu có vẻ chuyện chú học hành hơn, ngồi uống cà phê Thủy Tùng Thêu còn nhắc lại kỷ niệm với tôi : "dạo đó thấy cái mặt mầy kênh kênh thấy ghét, có bữa tao bí quá phải hỏi mầy giải dùm bài toán không gian khó của Thầy Kỷ, mầy chỉ liền, lúc tan học tao trả ơn mầy chở mầy về Tân Ba. Tới giờ dù có ăn  cao lương mỹ vị gì, tao vẫn không quên hương vị buổi ăn bún tuơi mới ra lò với dưa chuột nước tương ở nhà mầy, ngon sao là ngon… ". Bạn bè như vậy đó, lâu ngày có dịp gặp nhau, ngồi với nhau, nhắc chuyện "ngày xưa em còn bé" thiệt ấm tình quê hương làm sao!
Sương Trầm, Cúc, Thêu, Sương A

Giờ đây, góc trời tôi sống, cho dù khác Thêu, Sương Trầm, Sương B hoặc những bạn  chung lớp khác, tôi không quên được nhiều kỷ niệm với các bạn vì chỉ có tình bạn thời trung học là vô tư, vô vụ lợi và vui nhứt.


Người Nhựt thường nói câu: "Nơi nào ta sống lâu sống quen thì nơi đó trở thành như kinh đô của ta" (sumeba miyako) . Với tôi, dù sống thời gian dài từ nước nầy qua nước kia,  đô thị sầm uất  nầy đến thành phố yên lặng nhỏ bé khác, để sống phải tập thân quen với văn hóa, ngôn ngữ, cách sống, và rồi có quen thuộc bao nhiêu tôi vẫn cảm thấy những nơi nầy vẫn là chỗ sống nhờ, không phải xứ sở của mình. Mọi vật luôn thay đổi, người ta có thể thay đổi nhiều thứ nhưng không thể thay đổi quê hương, thay đổi cốt lõi của mình. Đến xứ người, tôi cố gắng học cái hay cái tốt đẹp của bản xứ, nhưng không trở thành lai căn hay mất gốc, tôi cố gắng giữ gìn cái hay cái đẹp của cội nguồn . Ba Sương chúng tôi, một thời đã qua chúng tôi cùng là cô giáo truyền chữ nghĩa cho học trò, bây giờ mỗi chúng tôi dù có cuộc sống riêng ở 3 nơi khác nhau, chúng tôi có chung một điểm giống nhau là quí cái tình, nhứt là tình bạn.  Tình bạn là động cơ khiến chúng tôi gặp nhau trong lòng quê hương Biên Hòa thân thuộc. Tôi hy vọng không những với Sương Trầm và Sương B, tôi còn có dịp gặp nhiều bạn thân quen khác của Tứ1 và Tứ4 ngày xưa nữa, vào tuổi cuối thu lập đông của cuộc đời chúng ta.

Sương Trầm, Sương B, Sương A ở cà phê Cội Nguồn

Sương A.
Tháng 11,  năm Nhâm Thìn 2012.  Minnesota.




Sumeba Miyako

Câu người Nhựt thường nói : "Sumeba miyako" có nghĩa là nếu bạn sống ở một nơi nào đó  dù rằng lúc ban đầu bạn cảm thấy không thích hợp với cá tính của bạn, nhưng nếu bạn vì lý do gì đó vẫn phải cứ tiếp tục sống và trong lúc sống ở chỗ đó bạn cố gắng tìm những điều mà bạn thích, từ từ quen biết những người và môi trường xung quanh, thì dần dần bạn sẽ cảm thấy nơi đó là "kinh đô" của bạn.

"Kinh đô" của bạn chớ không phải là quê hương của bạn bởi vì chữ “quê hương”  có nhiều ý nghĩa sâu đậm hơn,  xin miễn bàn ở đây.







Ngày xưa  lúc vào tuổi đôi mươi tôi đi dạy ở Thường Tân, một xã hẻo lánh ở gần Tân Uyên, cách Biên Hòa hơn 25 cây số. Xách  hành trang lên đường đi nhận nhiệm sở với  Hà, em của Vân là vợ anh Danh, con trai chú Ba chủ tiệm chụp hình Phạm Lung, 2 đứa tôi nói với nhau : " Mình như hoa anh đào Đà Lạt đem về trồng ở đất bưng biền. Chắc mình không thọ ở đây lâu đâu.”



Lúc đầu cái yên tịnh “khỉ ho cò gáy ” của Thường Tân cộng thêm với sự xa lạ chưa quen biết với những người sống ở đây làm cho chúng tôi bỡ ngỡ, chán nản, não nùng.

Một tháng, hai tháng, sáu tháng rồi một năm trôi qua, chúng tôi bắt đầu yêu học trò, yêu những con đường dẫn đến trường. Cha mẹ học trò biết chúng tôi nhà ở xa nên thường mời tới nhà chơi. Tôi còn nhớ lúc đó, thời bao cấp mà ba má của những em học sinh mời chúng tôi tới nhà dùng cơm, mời ăn cơm với thịt gà xào xả ớt. Chao ôi, hương thơm của gạo trắng từ lúa mới gặt ăn với gà đi bộ xào xả ớt  ngon làm sao !

Chúng tôi ăn cơm với gia đình học sinh dưới ánh trăng sáng vằng vặc ngoài hè  cùng với những cơn gió nhè nhẹ thổi qua, cảm giác sung sướng đó bây giờ vẫn còn đọng trong tôi.

Sau bữa ăn, chúng tôi, những cô giáo trẻ  xa nhà, ngồi lại ăn chè, nói chuyện, ca hát với nhau mãi tới gần nửa đêm mới về nhà trọ.


Tôi dần dần tiếp xúc với dân chúng ở đây, chỉ cho họ những điều mình biết và học ở họ những điều mình chưa biết. 

Học trò khi có trái cây ngon thì dù nhà ở xa chỗ cô ở trọ cũng lặn lội đem đến cho cô. Bài vở ở trường chỗ nào không hiểu thì lại nhà trọ của cô xin cô chỉ lại. Ở đây, tình quê, tình sông nước, tình người làm cho tôi ngây ngất đến ngất ngây, đến nỗi khi có sự vụ lệnh đổi về Biên Hòa, tôi tình nguyện xin ở lại dạy tiếp làm mọi người ngạc nhiên nói : "Sao lúc mới đến cô  có vẻ không thích Thường Tân lắm mà bây giờ tại sao cô không muốn về lại Biên Hòa?".  Câu hỏi đơn giản nhưng khó trả lời vì Thường Tân đã trở thành "kinh đô" của tôi mất rồi. Quê tôi ở Tân Ba, tôi đi học ở Ngô Quyền, không dính dáng xơ múi gì tới cái xã đèo heo hút gió nầy cả mà bây giờ thấy yêu nó thậm tệ. Mỗi lần về thăm nhà thì tôi lại muốn trở lại Thường Tân ngay. Má tôi thường nói : "cái con nhỏ nầy chắc có ai ở trển sao mà?! Mỗi lần về nhà, mới quay qua quay lại là lo trở về trển, tao nghi quá." 

Làm gì có ai ở trển chớ. Người yêu của tôi, người tình đầu đời thưở còn đi học ở xa lắm, đi xe đạp, xe honda, xe gì cũng không tới mà phải đi bằng máy bay.

Mỗi lần xa Thường Tân tôi thấy nhớ. Thấy nhớ tới những em học sinh, ba má của tụi nó, những người dân quê hiền lành sống chung quanh. Họ thấy cô giáo độc thân, xa nhà nên lúc nào cũng ưu ái, niềm nở.  

Dĩ nhiên ở chỗ nào cũng có những cái phiền toái của nó nhưng cái tình Thường Tân đã ghi trong tim tôi hồi nào không biết. Tôi xin ở lại Thường Tân 1 năm nữa rồi phải rời trường vì phải nhường chỗ cho các thầy cô giáo mới ra trường.  Tôi nghĩ chắc Hà cũng cùng cảm giác như tôi vì sau khi tôi rời trường Thường Tân thì Hà xin ở lại dạy tiếp.


Về dạy trường trung học Thái Hòa ở Tân Ba, quê nhà mà tôi thấy day dứt muốn trở lại Thường Tản, nhưng không được. Mình đã ra đi.  

Năm 2010 ông xã của tôi và bạn học chúng tôi Nguyễn Phùng Phước đèo nhau trên chiếc Honda đi thăm rẩy của Phước, có đi ngang qua Thường Tân. Ông xã của tôi cho biết trường trung học Thường Tân bây giờ khang trang lắm vì có sự viện trợ của UNICEF.

Học trò năm xưa của tôi, người quen của tôi bây giờ ở nơi mô?

Thường Tân, xin thân ái nhắc lại một lần nữa, Thường Tân, một thời đã là "kinh đô" của tôi.

"Sumeba miyako"  nếu tạm dịch sang tiếng Việt là “Sống đâu quen đó” . 
“Sumeba miyako” là  như vậy đó.

Để đáp lại ý kiến của bạn Phạm đình Trọng.

Sương A
Mùa Giáng Sinh 2012


Bằng Cấp Ơi là Bằng Cấp

Việt Nam ta ai cũng khoái bằng cấp. Nghe tới đây bạn đừng có vội bực vọc hoặc khó chịu nha. Đừng có vội la ỏm tỏi lên mà phát biểu rằng tui chẳng màng cái bằng cấp mà chỉ muốn có thực lực để ra đời làm việc. Hiểu rồi nói mãi. Nhưng phải có cái gì chứng minh cho cái thực lực của bạn chớ. Hè hè, cái bằng cấp. Chịu chưa.

Về VN thăm mấy thằng bạn cũ thời còn đi học thì thấy thằng nào trong danh thiếp, lúc này phải có business card bỏ trong túi ai hỏi thì đưa ra mới oai, cũng để những học vị nghe qua thấy phát khiếp. Có thằng cả đời đi chạy áp phe cũng để Thạc Sĩ Kinh Doanh, có thằng hồi đi học chuyên môn nhảy cửa sổ, phá phách thầy cô, một năm 12 tháng lúc nào cũng đội sổ mà bây giờ nó dám mướn nhà in, in cái danh thiếp của nó để là Thạc Sĩ Giáo Dục. Đứa thì đi bán gạch ngói để thiên hạ xây nhà của thì đề Kiến Trúc Sư.

Có đứa còn chơi trội hơn bạn bè, in tổ chảng cái học vị của mình là Tiến Sĩ Văn Chương, chưa hết ngoài sau Tiến sĩ văn chương nó còn thêm vô tiếng Mỹ “Ph.D” nữa chớ.    

Hỏi ra mới biết cái thằng Thạc Sỉ Kinh Doanh chạy áp phe, tên Thạc Sỉ Giáo Dục đi dạy kèm Anh Văn cho những người sắp qua Mỹ theo diện đoàn tụ, thằng Kiến Trúc Sư đi bán gạch ngói , vật liệu xây dựng, ông Tiến Sĩ Văn Chương thì lâu lâu gởi mấy bài thơ thẩn của mình lên mấy tờ báo lá cải cũng tự xưng mình là Tiến Sĩ Văn Chương.

Hết chỗ nói.

Phước, Cang, Lập, Ẩ-G tại cà phê Cội Nguồn

Nhưng nghe qua cũng có lý của tụi nó. Tao chạy áp phe quanh năm suốt tháng thì tao hiểu biết cách kiếm tiền nhiều hơn những đứa khác chớ. Cái kinh nghiệm kinh doanh của tao cũng đáng được cấp bằng ngang ngửa với Thạc Sĩ Kinh Doanh chớ. Cái thằng Thạc Sĩ Giáo Dục thì nói là tao dạy kèm Anh Văn thì tao cũng phải hiểu qua cái gọi là phương pháp giáo dục chớ, vậy thì cái kiến thức chuyên môn của tao cũng đáng gọi là Thạc Sĩ chớ.

Tên Kiến Trúc Sư thì cứ nằng nặc cho là mình đi bán vật liệu kiến trúc thì cũng phải tiếp xúc với khách hàng, thông hiểu các vật liệu, và cố vấn cho khách hàng về trang trí nội thất vân vân và vân vân thì như vậy tao đề  Kiến Trúc Sư thì cũng được chớ sao không được.

Ông nội Tiến Sĩ Văn Chương thì cứ cho mình là thiên tài thi văn, viết bài gởi lên cho mấy tờ báo, nó thấy hay nó mới đăng lên, vậy thì cái tài văn chương của ngộ cũng đáng được phong là Tiến Sỉ Văn Chương chớ, nị biết cái gì mà nói, nó xì nẹt tui khi tui mạo muội hỏi nó mầy lấy cái bằng Tiến Sĩ ở đâu ra vậy. Còn cái Ph.D. thì nó nói phải để như vậy để rủi mình tiếp xúc với người nước ngoài thì phải cho tụi nó biết là Việt Nam mình cũng có Tiến Sỉ Văn Chương chớ bộ.

Xong cử cà phê, cả đám kéo nhau đi nhậu. Tới cử nhậu tụi nó mới phun ra hết.

  • Mình phải đề như vậy mấy em mới phục. Mấy em có phục thì mình mới thừa thắng xông lên được.
  • Chuyện làm ăn mình phải để như vậy khách hàng mới tin tưởng.
  • Mình để như vậy cho mình cảm thấy tự tin khi tiếp xúc với khách hàng. Mình đâu có phạm luật lệ gì đâu. Mà có chết con ma nào đâu.
  • Thấy mấy đứa khác nó khoe khoang bằng cấp, thấy ứa gan nên tao phải để Ph.D. cho nó sợ.
  • Thời bây giờ phải để như vậy mới làm ăn được.
  • Bằng cấp bây giờ lạm phát quá nên tao định để là Pháp Sư thay vì Tiến Sỉ mới chơi lại với tụi nó.

Đúng là “Nghe qua ngậm đắng nuốt cay thế nào.”

Thôi thì chiều bạn bè. Xây dựng một cái trường Kinh Doanh trên Internet cho anh em nhờ. Theo gót anh em, không ai làm khoa trưởng thì mình tự phong mình làm khoa trưởng. Có chết thằng Tây nào đâu.

Mà đâu phải ỷ lại bạn bè mà muốn có bằng cấp lúc nào cũng được. Phải ra sức học hành, phải đổ mồ hôi, sôi con mắt thì mới được cấp bằng chớ bộ. Bằng cấp được thế giới công nhận mới hách chớ. 

Phải gởi bài cho giáo sư chấm. Một bài được một tín chỉ (credit). Đạt được 5 tín chỉ sẽ được cấp bằng Cử Nhân (Bachelor); 10 tín chỉ thì có bằng Thạc Sỉ (Master); còn muốn lấy oai với mấy em thì ráng lên một chút nữa là phải có 20 tín chỉ mới được để Ph.D. sau tên cúng cơm của mình.

Thí dụ: Nguyễn phùng Phước, Ph.D (SSIBS)Nghe qua cũng hách xì xằng lắm chớ!


Muốn được ban giảng huấn chấm đậu thì sinh viên phải cố gắng quan sát, phỏng vấn, tim tòi những mẫu kinh doanh thực tế trong cuộc sống hàng ngày rồi ghi lại kinh nghiệm đó.

Tên của trường cũng oai ra phết: Street Smart International Business School. Tên tắt là SSIBS nghe cũng oai phong lẫm liệt lắm chớ.

Website của trường là streetsmartibs.blogspot.com

Xuyên qua những kinh nghiệm sống của anh em thì mọi người trên thế giới ai cũng thu thập được kiến thức hết. Mà kiến thức nầy không thấy trường kinh doanh nào dạy hết. Harvard Business School, Stanford Business School, Wharton School chạy dài mút mùa lệ thủy hết, vì những trường trường này chỉ dạy sinh viên bằng sách vở từ chương từ đời ông cố nội nào. Trường Harvard thì cứ lải nhải đem mấy cái case study cũ rích từ thời Bảo Đại mới về nước dạy cho học trò. Học trò nhai đi nhai lại mấy cái case study cũ mèm như bò nhai cỏ. Whaton thì cứ đem ra mấy cái cách quản trị tài chánh lỗi thời, nào là IPO, nào là fund management để lòe đám học trò con nít. Kinh nghiệm trên mấy tờ giấy. 

Còn SSIBS là kinh nghiệm bằng nước mắt của sinh viên. :-) Thông Đạt (Communication) không có mấy tờ giấy kèm theo, để ở dưới bàn thì có thông đạt cách mấy cũng không làm sao cho người nghe thông cảm hết. Không cần IPO hay Corporate Finance (Tài chánh xí nghiệp) gì hết, ai cho mà mượn, họp anh em, người quen lại, chơi hụi một cái là xong. 

Trường chẳng những được anh em bên nhà chiếu cố tận tình mà những người từ những xứ khác cũng tham dự (di nhiên là họ chẳng cần bằng cấp gì ráo trọi). Làm được một việc cho anh em, bạn bè vui là mình cũng cảm thấy vui. Mô Phật..

Ẩn-G
Minnesota, Cuối năm 2012


Viết thêm:  Sau khi bài nầy dược đăng lên thì tác giả nhận được nhiều email của những độc giả không phải là cựu học sinh Ngô Quyền đề nghị xin được trình bài vở bằng tiếng Việt thay vì tiếng Anh. Hiện tại trường kinh doanh thứ thiệt SSIBS chỉ nhận bài vớ viết bằng tiếng Anh để ban giảng huấn chấm. Xin các cử nhân, thạc sỉ, tiến sỉ tương lai chịu phiền lên Google Translator để nó dịch ra tiếng Anh rồi gởi cho bổn trường. Xin cám ơn.





Về thăm bạn cũ
Tháng chín năm nay (2003) tôi về thăm nhà và thăm các bạn cũ của năm Tứ 4 năm xưa. Thành thực mà nói, cái động lực mạnh mẽ nhứt, thúc đẩy nhứt trong tôi mỗI khi tôi quyêt định về Việt Nam là tôi còn những bạn cũ của những ngày xách cặp học ở lớp tứ 4.


Lập, Phước, Sương Trầm, Sương A



Nếu những ngườI bạn của tôi một mai mất hết chắc còn lâu tôi mới leo lên máy bay, đi hàng ngàn cây số để về thăm nhà mặc dù không có nơi nào đẹp bằng quê hương. Những người bạn như Trần Trung Thu, Hồ Xuân Nghiêm, Phạm Đình Trọng nằm nghe nhạc Trinh Công Sơn với tiếng hát liêu trai Khánh Ly, những người bạn cùng ngủ đêm ở Ngô Quyền năm nào như Nguyễn Phùng Phước, Nguyễn Hữu Diên, Lê Văn Hữu, Trần Thành Lập, Huỳnh Đồng, Châu Hữu Đức và nhiều các bạn khác.

Lập, Sương T.

Ba ngày sau khi tôi về thăm nhà thì Phước rủ lên quán Lido uống cà phê, có Lập, Trầm Ngọc Sương và Sương A. Đêm đó trời mưa, mưa tầm tả, mưa làm quên cả lối về, mưa như thác lũ, mưa dường như cuốn theo những hoài vọng của tuổi hai mươi năm nào. Vậy mà không thấy lạnh mà lại càng thấy ấm. Ấm trong lòng. Ấm ngoài thân thể.  Ấm bởi vì có bạn bè ngồi bên nhau, những người bạn mà kiếm người thứ hai như vậy không ra, cùng ôn lại những kỷ niệm cũ, cùng nhắc lại kỷ niệm của những ngày quỳ dưới cột cờ, những ngày cúp cua đi lang thang xuống những tiệm cà phê dọc theo tiệm cháo lòng Huỳnh Của. Nhắc tới tiệm cháo lòng Huỳnh Của là nhắc tớI Huỳnh Văn Đồng cuả những ngày phá phách thầy cô. Mầy bây giờ ở đâu hả Đồng, ở chân trời góc bể nào đó mầy còn nhớ tới bạn bè Tứ 4 hôn mậy?


Sương T. và Sương A


Kêu một ly cà phê sữa nóng, ngồi chờ cho những giọt cà phê nhỏ giọt xuống hết mà nó cứng đầu không chịu xuống.  Kêu cô tiếp viên tới thì được chỉ cho cách làm cho cà phê xuống hết. Chỉ cần nghiên phần trên của phin cà phê 30 độ thì nước cà phê chảy xuống như thác lũ, mưa nguồn. Vậy mà cũng không biết. Học được cách pha cà phê mới để về bển pha cà phê uống.



Phước, Lập

Cà phê uống vô từng ngụm. Uống ngụm nào ấm lòng ngụm đó. Sao cái cãm giác đó kiếm hoài ở ngoại quốc, năm nầy qua tháng nọ, mà không có. Vì thiếu bạn. Thiếu cái chất xúc tác bạn bè để tăng thêm phần cãm giác.

Đúng là "Rượu ngon không có bạn hiền. Không mua không phải không tiền không mua."


Sương T., Sương A, Ẩn-G


Ngồi nói chuyện với nhau, chuyện trên trời dưới đất, chuyện nước biển mưa nguồn, không đâu vào đâu, vậy mà vui. Vui mút mùa lệ thủy. Vui đứt đui con nòng nọc.


Lập


Trời mưa rầm rỉ, gió bay thổi nóc nhà vậy mà Sướng Trầm và Lập cũng xách xe Honđa tới, ngồi uống một lý cà phê với nhau nhắc lại chuyện cũ, cười thoải mái, cười như chưa bao giờ được cười.

Phước

Hạnh phúc đơn giản như vậy đó. 

Ẩn-G
Mùa xuân Tokyo, năm  2003






10 comments:

  1. Bùi Đức Tùng đến Minnesota thăm Nguyễn Phùng Phước và vợ chồng Ẩn-G và Sương. Nếu gặp lại Tùng ở ngoài đường chắc nhận khong ra. Ăn nói chững chạc ra, đoàng hoàng ra, đâu rồi những hình ảnh ngày xưa một Bùi Đức Tùng nghịch ngợm, phá thầy cô, quậy bạn bè, tưởng tượng không ra dược một Bùi Đức Tùng bây giờ.

    Kéo nó ra ngoài quán cà phê ngồi tâm sự, kể hết chuyện nầy tới chuyện khác. Đúng 40 năm sau mới gặp lại nó. Trái dất tròn anh em ta Tứ 4 lại gặp nhau.

    Trang web nầy hân hạnh được Bùi Đức Tùng mở hàng bằng một bài viết rất hay về một mối tình đầu của mình. Nó làm cho mình cãm hứng muốn viết về mối tình đầu của mình ở lớp Tam B1.

    ReplyDelete
  2. Té ra anh bạn Tùng của chúng ta là tình yêu one way. ”Trớt quớt” nói theo kiểu Nguyễn phùng Phước.

    ReplyDelete
  3. tứ bốn là đánh mau quánh mạnh mà sao thằng tùng lơ quơ láo quáo dậy?

    ReplyDelete
  4. Như câu cuối Sương A viết trong bài, tôi đã có dịp được chị và bạn Ẩn G đón tiếp nồng hậu ở Rochester, Minnesota, và đã ngủ lại một đêm ở nhà hai bạn. Hơn sau 40 năm xa cách, thật là một kỉ niệm vui. Mong rằng sẽ đưọc gặp lại chị và Ẩn G một ngày gần đây !

    ReplyDelete
  5. Người Nhựt thường nói câu: "Nơi nào ta sống lâu sống quen thì nơi đó trở thành như kinh đô của ta" (sumeba miyako)
    có những nơi tôi sống lâu vẫn không trở thành kính đô, một khi ra đi không muốn quay về. có những nơi chỉ đến đôi lần nhưng vẫn mong ngày trở lại.phải chăng where my heart is.pdt

    ReplyDelete
  6. Bài ca của TCS có câu "Không biết nơi nao là chốn quê nhà" có lẻ hợp với tâm trạng của PDT chăng?

    ReplyDelete
  7. Rất mong một ngày gần đây được tiếp đón bạn hiền kiêm nhà thơ Bùi Đức Tùng tại tư gia chúng tôi ở Rochester, Minnesota.

    ReplyDelete
  8. Ở một cái tuổi nào đó ,các ngài sẽ cãm-nhận được Kinh-đô chính là cuộc đời này .hay chúc-tụng cuộc đời này ,để 1 khi ra đi sẽ khg bao giờ trở lại.....mỗi ngày thơ ra ,các ngài nhớ hít vào.
    Hatrot.Phungphuoc

    ReplyDelete
  9. Tên đẹp quá ..Hatrot.Phungphuoc

    ReplyDelete
  10. đọc 3 Suong thấy nhớ những ngày đi học quá , trong 3 Sương theo ý của Hạnh thì hiền nhất, dịu dàng nhất là Sương A , sương B thì vui vẽ, xí xọn hơn nhiều ,con nhỏ này ốc gạo thương nhất , hai đưa có 1 thời gian ở trọ chung với nhau tại Sài gòn , tánh Sương B rất dể thương ,nhiều cái nó biết hơn ốc, lúc nào cũng nhứờng nhịn Ốc, Ốc vô tâm , thản nhiên nhận sự chăm sóc của bạn bè, khi xa nhau mới thấy ...nhớ quá Sương B ơi . Sương Trầm thì ... hiiiii ai cung thấy những ưu điểm của cô bé, ốc khỏi nhắc lại .

    ReplyDelete