Sunday, February 17, 2013

Chuyện ngắn

CHUYẾN TỪ THIỆN CUỐI NĂM 2012

Những ngày giáp tết , đọc tin trên báo nghe voi kéo hàng bầy về  tàn phá xã Thanh Sơn ,Huyện Đinh Quán , Ốc gọi diện thoại hỏi thăm , đầu dây bên kia nói như muốn khóc : “ Đám chuối tui trồng nhờ trên đất của chị ,mấy ổng về phá tan tác hết rồi … ”  khi nghe ốc hỏi có được nhà nước hổ trợ gì không ,lại nghe thêm một lời than thở : “ Mấy lần rồi , có được cái gì đâu , mấy ông kiểm lâm cấm tụi tui ko được làm găng với bầy voi ” , than ơi ! thương quá đi thôi, đây là một xã nghèo nhất của tỉnh Đồng nai , nhiều dân tộc  tập trung sinh sống , phong tục lạc hậu , dân trí thấp …


 

Nhớ lúc mới lên làm rẩy ,Nhìn gia đình một người Mán ,gần 10 người lớn nhỏ ,chen chúc trong một căn chòi tranh , diện tích chưa được 20 m2 , mấy đứa nhỏ gầy còm , đen thui , lăng quăng như những hòn than , thằng cu lớn, thằng cu nhỏ, thằng cu con , con bé lớn, con bé nhỏ , con bé xíu …. Khi nghe ốc hỏi : “ Sao ko đặt tên cho dể kêu  “ . người chồng trả lời : “ Chừng nào có tiền ,làm thịt con heo , rước thầy về cúng đặt tên thì mới có tên ” .Nhìn con bé chừng 5 tuổi ,ho sù sụ , rờ trán nóng hổi , ốc vội vàng  kêu người vợ bế cháu  theo mình ra trạm xá xã ( cách đó hơn 1 km ) , sau khi khám bệnh, trả tiền thuốc cho cháu bé , ốc làm tài khôn khuyên cô vợ đặt vòng để ngừng sinh , Trạm y tế hẹn sau khi cô đã có kinh kỳ thì mới đặt vòng được , dặn dò gia đình đắp ấm cho cháu nhỏ, cô vợ trả lới :” không có mềm , hồi đó đắp chiếu, nhưng chiếu rách lấy trãi nằm rồi  ” . lấy bớt 1 cái mền cho mấy đứa nhỏ ,ốc tự nghỉ khi về Biên hòa sẽ đi  xin vải vụn về may ,nối lại làm nhiều mền cho dân trên đây  . Sau đó hai vợ chồng ròng rả may hơn hai tháng , được  hơn 30 cái mền cho người dân tộc , nhưng vẫn chưa thấm vào đâu.

Đêm hôm đó lại bị một phen kinh hồn , ông chồng ra đến nơi ốc ở và nói “ Thím  Ba à ,tui không muốn ai để cái gì trong người vợ tui đâu nghe  ”  Ốc vội vàng xin lỗi, sau khi hắn về , mọi người mới nói: “hên cho chị đó, mấy lần trạm y tế vào  vận động, nó xách rựa rượt  chạy  có cờ “

Năm hết, tết đến ,những người nghèo khổ này có gạo ăn không ?
May mắn thay , ông chủ tịch Hội chữ thập đỏ Lạc Hồng Quận 11 gọi điện thoại cho Ốc  đề nghị tổ chức một chuyến từ thiện ở xã Thanh sơn , cẩn thận ốc hỏi lại : “ Anh đã có được gi ” – “ tôi đang có 200 thùng mỳ gói, 200 ký nuôi , mình sẽ vận động them , chị xin Thư ngỏ để làm công lệnh  ngày 19/ 01 mình đi”. Mừng như má đi chợ về, ốc lăng xăng  lên  Đinh quán , lien hệ địa phương hẹn ngày chở quà lên ,  Còn 5 ngày nữa đến ngày đi , Lý Phi Hùng chủ tịch Hội CTĐ gọi ĐT nói với ốc : “ Người hứa cho 200 thùng my , bây giờ chỉ cho có 2 triệu thôi “ . Ốc bủn rủn tay chân “ Anh cho tui xin số ĐT của người đó , để tui hỏi chổ nào bán 200 thùng mỳ giá 2 triệu , tui đi mua “ . – “ Đó là bà hiệu trưởng của trường cháu tui học, chị làm dử , bả đuổi học cháu tôi ”  . _ “còn 200 ký nuôi , có không ? “  - “ Chị nghe lầm rồi, tui nói 50  ký mà “ . Ngẩn người ra vì kinh ngạc, 50 ky  và 200 ký, sao minh có thể lầm lẩn được . Ngao ngán thay đành nói với Phi Hùng “Bs Phương Lan hứa cho 2 triệu .với 2 triệu đó mua được 200 ký mỳ , có cái gì cho cái đó .”

Ốc bàn với ông xã , đành phải liều thôi , thuê một chiếc xe 16 chổ, rủ những bạn bè cùng nhau đi làm từ thiện , ai cho bao nhiêu cũng được, toàn bộ số tiền thu được sẽ mua 2 tấn gạo , cho 200 phần .

May mắn thay , bạn bè, em út , anh chị quen thân đã nhiệt tình giúp đở , chuyến từ thiện thành công hơn dự tính của Ốc , 200 gia đình , mỗi người được  phần quà trị giá  hơn 300 ngàn , Nhìn những gương mặt hồ hởi ,bê những phần quà , nâng niu từng bọc  quần áo củ , Ốc nói nhỏ với Ông xã ; Năm Quý Tỵ, thay vì mỗi sáng ăn 1 tô phở 20 ngàn, em chỉ ăn 1 gói xôi 5 ngàn thôi ,khi nào trả đủ 10 triệu đồng  cho ngân sách gia đình ,em sẽ tiêu xài như củ . Nhìn Đỗ hữu Long cười , “ không biết ông xã mình nghỉ gì vậy ta ??? ”

Hạnh Ốc Gạo

2 comments:

  1. Bài hay lắm đó chị Hạnh. Tui nhớ hồi còn ở VN (97), có đi cứu trợ bão lụt miền Tây, nhưng chỉ đến khu đồng bào tạm trú tránh lụt. Dân không khổ như nơi chị đi cứu trợ. Lúc đó ở Sàigòn, đi quyên góp và thu thập đồ cứu trợ cũng dễ dàng hơn !

    ReplyDelete
  2. Đọc qua mới thấy nỗi khổ của người làm từ thiện và lòng từ thiện hiếm có của tác giả.

    ReplyDelete